Thế giới

LHQ: Ô nhiễm gây ra nhiều ca tử vong hơn cả COVID-19

ClockThứ Năm, 17/02/2022 14:41
TTH.VN - Theo một báo cáo về môi trường vừa được Liên Hiệp Quốc công bố hôm qua, ô nhiễm do các nước và các công ty gây ra đang góp phần dẫn đến nhiều ca tử vong trên toàn cầu hơn cả do đại dịch COVID-19, từ đó kêu gọi “các hành động ngay lập tức và đầy tham vọng” để cấm một số hóa chất độc hại.

Châu Âu: Ô nhiễm không khí gây ra hơn 300.000 ca tử vong mỗi nămGreenpeace: Ô nhiễm không khí tiếp tục giết chết hàng trăm ngàn người ở châu ÁTử vong do ô nhiễm không khí gấp đôi các ước tínhUNEP: Hàng triệu người có nguy cơ tử vong sớm vào năm 2050

Ô nhiễm gây ra ít nhất 9 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Ảnh minh hoạ: Cleanipedia

Báo cáo cho biết ô nhiễm từ thuốc trừ sâu, nhựa và rác thải điện tử đang gây ra những tác động nghiêm trọng trên diện rộng và ít nhất 9 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát trên toàn cầu đến nay là gần 5,9 triệu ca, theo dữ liệu tổng hợp từ Worldometer.

Trước đó, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc từng tuyên bố việc có một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững là quyền của con người. Theo đó, quyền này đang bị vi phạm rộng rãi do các cách tiếp cận hiện tại để quản lý các rủi ro do ô nhiễm và các chất độc hại gây ra không hoạt động hiệu quả, tác giả của báo cáo - ông David Boyd nhận định.

Dự kiến ​​sẽ được trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng tới, báo cáo cũng kêu gọi cấm polyfluoroalkyl và perfluoroalkyl - những chất nhân tạo được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng như đồ nấu nướng chống dính có liên quan đến ung thư và được mệnh danh là “hóa chất vĩnh cửu” vì chúng rất khó bị phân hủy.

Đồng thời, báo cáo cũng tìm kiếm các giải pháp nhằm làm sạch các địa điểm bị ô nhiễm và tìm cách tái định cư cho các cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phần lớn trong số đó là người nghèo, những người bị thiệt thòi và người dân bản địa, nhằm bảo vệ họ khỏi cái gọi là “khu vực hy sinh”.

Thuật ngữ “khu vực hy sinh” ban đầu được sử dụng để mô tả các khu thử hạt nhân, nhưng đã được mở rộng để bao gồm bất kỳ địa điểm bị ô nhiễm nghiêm trọng nào do biến đổi khí hậu gây ra đến mức không thể sinh sống được.

Ông Boyd cho rằng bản báo cáo mới này là một tài liệu trực quan và “không kiêng dè” về những tác động thực tế của ô nhiễm, từ đó kỳ vọng nó sẽ góp phần giúp thúc đẩy các hành động mạnh mẽ nhằm giảm thiểu những hệ luỵ từ vấn đề này khi được trình bày trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva.

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền của LHQ Michelle Bachelet đã gọi các mối đe dọa về môi trường là thách thức lớn nhất về nhân quyền toàn cầu và ngày càng có nhiều vụ kiện về khí hậu và môi trường liên quan đến vấn đề này.

Được biết, chất thải hóa học sẽ là một chủ đề quan trọng trong các cuộc đàm phán tại hội nghị môi trường của LHQ sẽ diễn ra ở Nairobi, Kenya, bắt đầu từ ngày 28/2 tới. Theo tin từ Reuters, hội nghị sẽ đề xuất thành lập một ban chuyên trách phụ trách vấn đề này, tương tự như Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Return to top