ClockThứ Năm, 03/05/2018 15:00

Ý tưởng của Thảo Vi

TTH - Gia đình, bà con họ hàng đa số đều có duyên nợ với con tôm nên Thảo Vi, cô học trò nhỏ của Trường THCS Vinh Giang (Phú Lộc) rất “biết” về loài này. Hằng ngày, chứng kiến cảnh người thân quần quật ngoài ao nuôi nhưng tôm vẫn chết, cô bé nhận ra việc sử dụng hóa chất tràn lan, vấn đề ô nhiễm ao chính là nguyên nhân khiến những năm gần đây các hộ nuôi tôm điêu đứng vì dịch bệnh. Từ đó, sáng kiến của cô học lớp 9 nảy nở.

Phú Lộc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế biển và đầm pháGiáo dục Phú Lộc hướng đến phát triển toàn diện

Vọp sông là giải pháp cho ô nhiễm ao tôm

Kinh nghiệm

Tôm là một trong những đề tài mà người dân tại vùng đất này hay nhắc đến. Hàng ngày, qua nhiều kênh thông tin, tiếp xúc với bao nỗi trăn trở, Thảo Vi nhận thấy, việc nuôi tôm không còn đơn giản như thuở “đầu tay đầu chân” nữa. Mới ngày nào giúp phát triển kinh tế nhưng bây giờ chính những ao tôm lại trở thành gánh nặng. 

Trong giai đoạn ấy, cô học trò nhỏ nhận được nguồn tin hữu ích từ các hộ nuôi tôm. “Một số chủ hồ tôm lâu năm cho em biết năm nào môi trường thuận lợi, vọp trong tự nhiên phát triển nhiều, số lượng lớn thì dịch bệnh ít xảy ra. Tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Năm nào vọp phát triển kém thì việc nuôi tôm cũng khó khăn hơn rất nhiều, dịch bệnh liên tục”. Thảo Vi chia sẻ.

Tìm hiểu kỹ, cô học trò lớp 9 thấy được tôm và vọp sông không chỉ có sự trùng hợp. Từ kiến thức môn sinh học, cô bé nhận ra vọp có họ hàng với loài trai. Tuy môi trường sống khác nhau song vọp và trai có chung cơ chế dinh dưỡng, đó là lọc chất hữu cơ trong nước để làm thức ăn. Qua đó, vọp vừa nuôi dưỡng bản thân, vừa “vô tình” làm sạch nước.

Đến hành động

Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Huỳnh Thế Nguyên, giáo viên phụ trách môn sinh học, thầy trò nghiệm ra nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Thầy Nguyên cho biết: “Có nhiều nguyên nhân nhưng ao tôm ô nhiễm chủ yếu là do thức ăn thừa và phân tôm. Ở hệ thống nuôi thâm canh, có đến 15% tổng lượng thức ăn hao hụt vì thất thoát và không được ăn hết. Đó là chưa kể sự ô nhiễm từ phân tôm. Những nguồn ô nhiễm trên tích tụ dưới đáy ao, làm tăng sinh vi khuẩn, gây dịch bệnh và tác động trực tiếp đến con tôm”.

Sau khi xử lý hồ nuôi, bơm nước, chờ nước ổn định vọp mới được thả vào. “Để so sánh có hiệu quả, em chia ao thành hai phần. Ao thứ nhất thực hiện theo phương pháp thả đều vọp. Ao thứ hai vọp được cho vào các giai lưới ở đáy hồ tôm, cách quạt nước 5m”, Thảo Vi cho biết. Sau khi thả từ 5-7 ngày vọp phát triển ổn định, hai thầy trò tiến hành thả tôm giống. Ao tôm được chăm sóc bình thường, sau 3 tháng là có thể cho thu hoạch. “Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, song hiệu quả thì khá tương đồng”. Vi cho biết thêm.

Quá trình tiến hành nghiên cứu của Thảo Vi khá gian nan. “Để giúp học sinh, chúng tôi phải thuyết phục một hộ nuôi tôm để thuê ao. Ban đầu họ rất hoang mang, không hiểu thầy trò định làm gì. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, tuy nghi ngờ song chủ hồ vẫn cho thực hiện. Chúng tôi cung cấp giống vọp, tôm và các chi phí phát sinh. Chủ ao nuôi hưởng toàn bộ sản phẩm. Đổi lại chủ ao cung cấp số liệu trong suốt quá trình nuôi như thời gian và giai đoạn tăng trưởng, dịch bệnh, giá bán và tiền lãi…”. Thầy Nguyên cho biết.

Riêng với Vi, ngoài sự tiếp sức từ giáo viên hướng dẫn, mong muốn cải tạo môi trường cũng như kiểm soát nước thải ao nuôi đã giúp cô bé có thêm động lực. Chiều thứ hai hàng tuần trong suốt ba tháng ròng rã, cô học trò liên tục thăm ao nuôi tôm.

Sự vất vả của hai thầy trò cuối cùng cũng được đền đáp. Theo tư liệu của chủ ao nuôi, suốt quá trình phát triển của tôm, dịch bệnh không xảy ra. Vọp sông từ 500kg giống sau 3 tháng nuôi thu được 1.500kg. Tôm nuôi thu được 120kg. Trừ tổng chi phí, trên 1.000m2 chủ ao lãi hơn 13 triệu đồng. Thầy Nguyên tự tin: “Tuy doanh thu không cao, song đây là cách nuôi thân thiện với môi trường. Về lâu dài và với xu hướng hiện nay của thế giới, tôi nghĩ kết quả nghiên cứu của Thảo Vi hứa hẹn một phương pháp nuôi tôm hiệu quả và an toàn với thiên nhiên”.

Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Thảo Vi đã đạt giải tư lĩnh vực kỹ thuật môi trường cuộc thi khoa học – kỹ thuật học sinh trung học tỉnh, năm học 2017 – 2018. Hỏi về những dự định sắp tới, cô học trò nhỏ cười: “Em đang ấp ủ đề tài khác, nó cũng liên quan đến môi trường ao tôm và nước thải từ việc nuôi tôm”.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới

Ngày 4/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Quân y 268 Quân khu 4, tổ chức chương trình kết hợp Quân dân y năm 2024, khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân khu vực biên giới xã Vinh Hiền (Phú Lộc).

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù

Chiều 3/4, Toà án Nhân dân tỉnh tuyên phạt 17 năm 6 tháng tù với hai bị cáo Huỳnh Hạnh (SN 1993) và Hoàng Như Nghĩa (SN 2000, cả hai đều trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) về tội “mua bán trái phép chất ma tuý”.

Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù
Phú Lộc: Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Chiều 1/4, Huyện ủy Phú Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 16, khóa XV (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết 05 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phú Lộc Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Return to top