ClockThứ Năm, 13/05/2021 13:15

Yêu quê hương hơn từ những trải nghiệm thực tế

TTH - Giúp học sinh hiểu hơn những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử của địa phương, Trường THCS Thủy Phương (Hương Thủy) đã sáng tạo những chuyến trải nghiệm thực tế bổ ích và lý thú.

Sinh viên viết báo trải nghiệm vào nghề

Học làm bánh

Tại khuôn viên nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, TX. Hương Thủy), Nguyễn Thanh Hưng, học sinh Trường THCS Thủy Phương đang trải nghiệm làm bánh. Dùng đũa gắp nhân cho vào lớp bột trắng đục, loay hoay gói bánh theo chỉ dẫn, đôi tay nhỏ hí hoáy trên lá chuối, Hưng nở nụ cười thật tươi: “Em rất vui vì được đi với các bạn, cùng các bạn làm bánh lọc. Từ trước đến nay em chỉ ăn thôi, tự tay gói mới thấy làm chiếc bánh cần phải vô cùng khéo léo, tỉ mỉ”.

Ngay gần đó, Nhã Uyên, cô học trò khác lại đang rộn ràng cùng các bạn tập tành làm bánh nậm. Đôi tay của Uyên và các cô cậu học trò Trường THCS Thủy Phương rộn ràng trên những tàu lá, phần nhân bánh thơm lừng. Nhìn các cô cậu học trò lớp 6 tỉ mẩn, reo hò, chúng tôi vui lây niềm hứng khởi, sự rộn ràng và cả những nụ cười.

Hơn 3 năm nay, trải nghiệm thực tế mang lại kiến thức và niềm vui cho các học sinh ở ngôi trường này. Điểm sáng tạo nhất trong các hoạt động đó là tùy theo khối lớp, các em sẽ có phương pháp tiếp cận khác nhau. Với các cô cậu học trò khối 6, 7 như Nhã Uyên và Thanh Hưng, các em được tham quan, học cách làm những món ăn, sản phẩm thủ công đơn giản. Riêng khối 8 và 9, song song với hoạt động tìm hiểu, khám phá, các em sẽ tiếp cận địa danh với vai trò là hướng dẫn viên, tương tác cùng khách du lịch người nước ngoài bằng tiếng Anh.

Thầy Nguyễn Cao Mạnh, Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thủy Phương cho biết: “Mỗi lớp sẽ được phân chia tổ, tìm hiểu trước các di tích, danh lam của Huế. Các em sẽ giới thiệu địa danh ấy bằng tiếng Anh cho du khách nước ngoài, kết hợp với hoạt động trò chuyện tự do để vừa trau dồi ngoại ngữ, vừa hiểu hơn về địa điểm mà các em đặt chân đến theo một cách hoàn toàn mới lạ”.

Mỗi năm, nhà trường tổ chức từ 4 – 5 đợt trải nghiệm cho các em học sinh. Không chỉ tìm hiểu lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Huế, các em còn tập làm những sản phẩm thủ công truyền thống từ các làng nghề, như làng gốm cổ Phước Tích, làng mây tre đan lát Bao La, hoa giấy Thanh Tiên… Đây đều là những địa danh hỗ trợ đắc lực trong công tác giáo dục học sinh từ những bài học thực tế, từ bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa truyền thống của địa phương.

Bà Ngô Thị Ái Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TX. Hương Thủy cho biết: “Mục đích đặt ra của hoạt động tham quan trải nghiệm là giúp học sinh vận dụng những kiến thức mà các em đã học vào thực tiễn. Đây là hoạt động bổ ích mà tất cả các trường trên địa bàn thị xã đều triển khai rất hiệu quả, trong đó có Trường THCS Thủy Phương”.

Hoạt động tham quan trải nghiệm được triển khai với mục đích giáo dục cho các em hiểu rõ hơn về văn hóa lịch sử địa phương, từ đó vun bồi tình yêu quê hương đất nước. “Đặc biệt nhất là các em được tiếp cận sinh động và bài bản về văn hóa Huế, đây là nội dung mà chúng tôi rất tâm đắc”, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TX. Hương Thủy nói.

Để đảm bảo tính thiết thực và an toàn, mỗi chuyến trải nghiệm tại Trường THCS Thủy Phương chỉ dành cho 2 lớp. Nhà trường kết hợp với hội phụ huynh để kịp thời hỗ trợ, đồng hành cùng các em lúc cần thiết. Anh Nguyễn Đình Tâm, một phụ huynh chia sẻ: “Quan trọng nhất là trong mỗi chuyến đi, các con đoàn kết hơn, nhường nhịn và hỗ trợ lẫn nhau. Với phụ huynh, thu hoạch lớn nhất là những nụ cười, thêm vào đó chính là sự hiểu biết và niềm trân trọng mà các con dành cho những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương”.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Return to top