Thế giới Thế giới
Ấn Độ mở rộng tiêm mũi tăng cường, giá vaccine được cắt giảm
TTH.VN - Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) và Hãng dược phẩm Bharat Biotech vừa cắt giảm giá của các loại vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh quốc gia này đang có kế hoạch triển khai các mũi tiêm tăng cường dành cho tất cả người trưởng thành, bắt đầu từ ngày hôm nay (10/4).
Vaccine Covishield ngừa COVID-19 được Ấn Độ sản xuất. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Giám đốc điều hành SII, ông Adar Poonawalla cho biết, chi phí của vaccine Covishield của SII sẽ được giảm xuống còn 225 rupee (tương đương 2,96 USD)/liều, từ mức 600 rupee/liều đối với các bệnh viện tư nhân. “Sau khi thảo luận với chính quyền trung ương, SII đã quyết định điều chỉnh giá của vaccine Covishield dành cho các bệnh viện tư nhân", ông Adar Poonawalla nói thêm.
SII, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, là đơn vị sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của Hãng dược phẩm AstraZeneca, với nhãn hiệu Covishield.
Trong số 1,85 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 mà Ấn Độ đã triển khai tiêm cho 1,35 tỷ dân của quốc gia này, 82% là vaccine Covishield.
Trong một động thái liên quan, hãng dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ cũng đã giảm giá vaccine Covaxin của hãng này xuống còn 225 rupee/liều, từ mức 1.200 rupee/liều, Giám đốc điều hành chung của công ty, bà Suchitra Ella cho hay.
Trước đó vào ngày 8/4, Bộ Y tế Ấn Độ thông tin, những người trên 18 tuổi đã được tiêm mũi vaccine thứ 2 cách đây 9 tháng sẽ đủ điều kiện để tiêm mũi "phòng ngừa" bổ sung (thuật ngữ của Chính phủ Ấn Độ đối với các mũi tiêm tăng cường).
Bắt đầu từ tháng 1 vừa qua, chương trình triển khai các mũi tiêm tăng cường ngừa COVID-19 đã được đưa ra và chỉ giới hạn dành cho những người lao động tuyến đầu và người cao tuổi. Cho đến nay, chương trình này đã triển khai được 24 triệu liều.
Được biết, các ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm, số ca nhiễm mới hàng ngày ở mức 1.150 ca; trong khi đó, 83 trường hợp tử vong đã được báo cáo. Số trường hợp tử vong ở quốc gia này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát là 521.656 trường hợp.
Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14 (05/07)
- Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm (05/07)
- Ngoại trưởng Nga có hoạt động gì ở Việt Nam? (05/07)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
-
Hàn Quốc: Lạm phát tháng 6 tăng lên mức cao nhất trong 24 năm
- Congo đã chấm dứt đợt bùng dịch Ebola lần thứ 14
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á