Thế giới

ASEAN góp phần thúc đẩy GDP toàn cầu

ClockThứ Bảy, 26/10/2019 11:05
TTH - Bất chấp căng thẳng thương mại và rủi ro về địa chính trị đang ngày càng leo thang, một nửa trong số các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn lọt top các nước là động lực cho tăng trưởng toàn cầu.

ASEAN nắm giữ lợi thế để phát triển mạnh trong kỷ nguyên sốASEAN: Kinh tế kỹ thuật số trong SMEs thúc đẩy GDP lên tới 1 nghìn tỷ USDViệt Nam là một trong những nền kinh tế năng động nhất của ASEAN

Một nửa trong số các nước ASEAN vẫn lọt top các nước là động lực cho tăng trưởng toàn cầu. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Triển vọng tăng trưởng thế giới thực hiện bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã vẽ ra một tương lai vô cùng ảm đạm cho nền kinh tế toàn cầu. Được biết, nền kinh tế đang trong tình trạng chậm phát triển và được dự đoán sẽ chỉ tăng trưởng 3% trong năm nay – mức tăng trưởng yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mức dự đoán này cũng đã giảm 0,3% so với con số đưa ra trong báo cáo triển vọng của IMF phát hành hồi tháng 4.

Đồng thời, GDP năm nay cũng giảm khá sâu so với mức tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 3,6% ghi nhận vào năm 2018. Cùng lúc, tăng trưởng GDP toàn cầu của năm 2020 cũng được dự đoán sẽ giảm 0,2% so với dữ liệu đưa ra hồi tháng 4 và chạm mốc 3,4%. Chỉ trong tháng này, lãnh đạo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB) đã cùng IMF giảm triển vọng kinh tế đưa ra cho cả năm 2019.

Tuy nhiên, khi nói đến tăng trưởng GDP, ASEAN lại vượt lên với đà tăng trưởng lớn mạnh.

Trong khu vực ASEAN, Indonesia đang là nước dẫn đầu với tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay đạt mức 3,9%, trích trong danh sách 20 động lực tăng trưởng toàn cầu năm 2019 của Bloomberg.

Indonesia, cùng với Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những nước có tên trong danh sách 20 động lực tăng trưởng GDP toàn cầu lớn nhất thế giới. Tính về tổng thể, 20 nền kinh tế gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức... chiếm 85,8% tăng trưởng của thế giới.

Được biết, ngày càng có nhiều nghi ngờ về tương lai lâu dài của cấu trúc thương mại toàn cầu, với nguyên nhân là từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, xung đột mở rộng ở Trung Đông và sự không chắc chắn liên quan đến Brexit. Tất cả những vấn đề này đã kéo tụt niềm tin kinh doanh.

Một điểm đáng chú ý là sự tăng trưởng chậm chạp trong năm nay là ảnh hưởng do sự chậm lại trong sản xuất và thương mại, trong đó một phần xuất phát từ thuế quan cao và sự không chắc chắn kéo dài xung quanh chính sách thương mại. Đầu tháng này, Tân Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đã cảnh báo rằng căng thẳng thương mại có thể làm giảm 0,8% sản lượng kinh tế toàn cầu vào năm 2020 – tương đương với khoản tổn thất 700 tỷ USD.

Song các gói kích thích tiền tệ của các ngân hàng trung ương Indonesia, Philippines và Thái Lan đã và đang giúp hạ thấp rủi ro giảm tăng trưởng. IMF tin tưởng rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm đến 0,5% trong 2 năm 2019 và 2020 nếu không có các phương án kích thích tiền tệ như vậy.

Kết hợp những yếu tố kể trên, trước khả năng cao rằng căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc chưa thể hạ nhiệt, giới chuyên gia cho rằng, các nền kinh tế khác nên tăng cường nỗ lực để đổi mới hợp tác với mục tiêu đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng toàn diện.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top