Thế giới

ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau

ClockThứ Hai, 16/05/2022 09:48
TTH.VN - Bộ Y tế Singapore (MOH) ngày 15/5 cho biết, bộ y tế các nước cũng như các quan chức từ các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí hành động để đạt được mục tiêu công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 của nhau nhằm tạo điều kiện cho việc đi lại trở nên dễ dàng hơn.

ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật sốCampuchia - quốc gia mở cửa trở lại sớm của ASEANSingapore cam kết tài trợ gần 5,9 triệu USD vật tư y tế cho kho dự trữ ASEANMỹ và Đông Nam Á: Tăng cường quan hệ đối tác và giải quyết những thách thức chungKhu vực Đông Nam Á cùng con đường vượt qua đại dịch COVID-19

ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau. Ảnh minh họa: media.chinhphu.vn

Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 14 - 15/5 tại Bali (Indonesia).

Bộ Y tế Singapore cho biết: “Với việc ASEAN đang phục hồi sau dịch và mở cửa trở lại biên giới, điều quan trọng là phải thiết lập việc đi lại xuyên suốt trong khu vực, chẳng hạn như sử dụng công nghệ kỹ thuật số để công nhận chứng chỉ tiêm chủng giữa các quốc gia lẫn nhau. Các bộ trưởng y tế các nước ASEAN và các quan chức cấp cao nhất trí hướng tới một Cơ chế Xác minh Toàn cầu ASEAN để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đi lại trên tuyến quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư và an ninh dữ liệu của mỗi quốc gia thành viên ASEAN”.

Trong các cuộc họp, các quốc gia thành viên đã chia sẻ những thông tin cập nhật, cũng như trao đổi quan điểm về nỗ lực thúc đẩy năng lực của các hệ thống y tế, cùng với đó là nâng cao sự chuẩn bị sẵn sàng và khả năng ứng phó của tập thể đối với đại dịch.

Thêm vào đó, các nước cũng hoan nghênh việc vận hành Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED). Trong đó trung tâm sẽ nâng cao năng lực của ASEAN về phòng ngừa, phát hiện và đối phó với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

“Singapore mong muốn tiếp tục làm việc chặt chẽ hơn với các thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại để nâng cao sự chuẩn bị và ứng phó đối với các vấn đề sức khỏe cộng đồng của khu vực, cũng như tăng cường hợp tác y tế”, MOH cho hay.

Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung nhấn mạnh tại các cuộc họp rằng các quốc gia thành viên ASEAN đã xoay sở và nỗ lực để vượt qua đại dịch COVID-19 nhờ sự hợp tác bền chặt giữa các quốc gia. Tuy nhiên, các nước vẫn cần phải thận trọng và đề phòng sự tự mãn.

Ông Ong Ye Kung cho biết, trong vài tháng tới, các quốc gia ASEAN có thể sẽ chứng kiến những làn sóng mới, khi khả năng miễn dịch cộng đồng suy giảm, hoặc một biến thể mới dẫn đến khả năng tái nhiễm bệnh.

Về vấn đề này, ông nhấn mạnh và làm nổi bật 3 trọng tâm.

Đầu tiên, xét nghiệm và giám sát - sẽ tập trung vào việc thành lập ACPHEED. Nó sẽ tạo thành “hạt nhân” của một hệ thống ứng phó, năng lực giám sát và hệ thống đối phó thường xuyên trong khu vực. Điều này sẽ cung cấp những cảnh báo sớm về các biến thể COVID-19 mới cần quan tâm và cả những bệnh truyền nhiễm mới nổi khác.

Trọng tâm thứ hai là sự sẵn có của vaccine, chẩn đoán và điều trị - xuất hiện khi khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian, cùng với đó là hiệu quả của vaccine cũng trở nên kém hơn khi đối phó với các biến thể mới nổi khác.

Những nỗ lực hiện tại để tiêm chủng và thúc đẩy dân số vẫn phải tiếp tục, với việc ASEAN hợp tác tốt hơn để đảm bảo rằng nguồn cung vaccine luôn sẵn có cho những người cần chúng, chẳng hạn như hành động nhiều hơn để tạo điều kiện cho việc trao tặng và trao đổi vaccine giữa các quốc gia thành viên.

Lĩnh vực thứ ba là đảm bảo khả năng phục hồi của các làn đường đi lại và chuỗi cung ứng. Điều này diễn ra trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng chưa từng có do đại dịch COVID-19 vẫn chưa lắng xuống.

Sau cuộc thảo luận về việc thiết lập một hệ thống thừa nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau của ASEAN, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho rằng, điều này có thể dẫn đến hệ thống tương tự với các nước khác, khu vực khác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Trong đó, kiểm tra chứng chỉ tiêm chủng có thể là tiêu chuẩn cho việc đi lại (tương tự như việc kiểm tra hành lý và hộ chiếu).

Trong suốt khuôn khổ hội nghị, các nước ASEAN đều có niềm tin chung xuyên suốt, rằng hợp tác y tế khu vực là chìa khóa để tăng cường khả năng sẵn sàng và năng lực ứng phó với đại dịch, cho dù là với các đợt bùng dịch COVID-19 mới hay sự xuất hiện của một loại virus nào đó mới.

Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã mang các nước đến gần nhau hơn khi các bên chia sẻ thông tin, nguồn lực và kinh nghiệm.

Đây là những mối liên kết và mối quan hệ mà các nước trong khu vực muốn xây dựng. Trong các cuộc họp chính thức và không chính thức, các bộ trưởng, các lãnh đạo chắc chắn sẽ chia sẻ những khó khăn, áp lực và thách thức mà các quốc gia đã và đang phải trải qua.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ

Đến Đội HSNV Cảnh sát thuộc Phòng HSNV Công an tỉnh vào một ngày cuối tuần; cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, Đại úy Dương Thị Mỹ Hạnh vẫn đang miệt mài, cẩn trọng tổng hợp, sắp xếp, phân loại các hồ sơ cần số hóa, ghép lại từng mảnh tài liệu cũ đang có hiện tượng rách, mục nát.

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
Return to top