Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Asho đã có nước sạch!
TTH - Đầu tháng tám năm nay tôi trở lại Asho, vùng đất được mệnh danh là “rốn” của DIOXIN nằm ở dãy Trường Sơn trong những năm chiến tranh.
Cơ duyên mà tôi biết nó là rốn của chất độc màu da cam, bởi năm 1995, sau khi Chính phủ Hoa Kỳ thời Tổng thống B. Clinton bỏ lệnh cấm vận đã có một phái đoàn cựu chiến binh Mỹ trở lại Huế thăm chiến trường xưa và trong cuộc gặp gỡ với cựu chiến binh Việt Nam tại Huế họ đã trao cho cựu chiến binh Hồ Xuân Mãn, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Thừa Thiên Huế lúc đó, tấm bản đồ mà quân đội Mỹ đã rải 434.812 galon chất “làm rụi lá cây” lên A Lưới.
![]() |
Lãnh đạo huyện A Lưới và Hội đối thoại Việt-Mỹ tại công trình xử lý nước sạch cho Asho. Ảnh: Bá Trí |
Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của UB 10 do GS Hoàng Đình Cầu dẫn đầu, vào năm 2001 sau một tuần “nằm lại” Asho để tiến hành thu thập chứng cứ.
Theo báo cáo của đoàn, tại thời điểm khảo sát “quanh khu vực Sân bay Asho bị nhiễm Dioxin nặng, vượt mức 26 lần cho phép và khuyến cáo mọi người không nên uống nước giếng, ăn mỡ và ngũ tạng của động vật!
Sau khuyến cáo này, tại đây đã dựng lên biển báo (rất tiếc nay không còn) và những nỗ lực tiếp theo của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như Chính phủ Việt Nam và sự giúp đỡ cuả bạn bè quốc tế ít được cập nhật và đăng tải công khai nên dù rất thiện chí thì biển báo đã vô tình biến Asho thành thung lũng chết! (Khu vực sân bay Asho cũ do là nơi chứa và rửa máy bay chở, rải dioxin, được ghi nhận bị nhiễm dionxin nặng nhất, với hàm lượng trong đất lên tới 879,85 pg/g).
Căn cứ vào biển báo này, sau năm 1995 tôi đã trở lại Asho nhiều lần và để “chắc ăn” lần nào tôi (và nhiều người khác nữa) đều mang theo nước uống.
Nỗi ám ảnh ấy theo tôi cho đến tận bây giờ và mãi cho đến tận ngày 3/8/2012 khi hỏi ông Hồ Giang Nghinh gia đình lấy nước từ đâu để sinh hoạt, ông Phó Bí thư Thường trực xã Đông Sơn, nằm tại Sân bay Asho của Mỹ cười hồn nhiên và chỉ tay về phía nơi vợ ông đang rửa rau.
Thú thật đến lúc đó tôi mới dám đem gói chè Thái Nguyên ra và anh Bảo Hân,phóng viên của VTV Huế đã “xin anh Nghinh chút nước sôi để pha trà!”.
Với tôi, việc Asho có nước sạch là sự kiện và tôi chỉ ước ao là sau sự kiện này người Việt Nam cũng như bạn bè trên thế giới có cái NHÌN KHÁC về Asho.
Thực tế ước ao của tôi là thừa, bởi trước đó tôi rất nể phục khi nghe anh Hồ Giang Nghinh (được xác tín từ thiếu tá Đào Đức Cữu - Đồn cửa khẩu A Đớt Biên phòng Thừa Thiên Huế, người đã ăn dầm nằm dề ở Asho hơn 10 năm) kể lại rằng chính nhờ GS Phùng Tửu Bôi, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng và là thành viên Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vận động và được Hội đối thoại Việt-Mỹ hỗ trợ 1,1 tỷ nên ASho mới có nước sạch, bởi trước đó cả chục năm chính GS Bôi là người đề xuất lập hàng rào xanh bằng cách trồng cây bồ kết nhằm ngăn ngừa người và súc vật vào khu vực sân bay cũ của Asho. Công trình nước sạch cho Asho được đưa vào sử dụng ngày 16-3-2012. Bất ngờ trước thông tin này tôi đã tìm gặp Thạc sĩ Trương Công
Anh Trương Công Nam cho biết:Công trình này được khởi công vào giữa tháng mười năm ngoái.Chúng tôi đã cho xây dựng mới đập dâng để thu nước có cao trình +658m; xây dựng hệ thống xử lý bằng trạm lắng áp lực, lọc áp lực ở cao trình 624m, có bể chứa với khối lượng 100m3 và đường ống dẫn nước dài 830m. Ngoài ra chúng tôi còn cải tạo và thay thế tuyến ống D63 dài 525m, lắp đặt một bồn lọc công suất 200m3/ngày đêm và một bồn lắng công suất 500m3/ngày đêm, bên cạnh đó còn cải tạo hệ thống trụ vòi nước cho 226 hộ dân và lắp đặt trụ vòi nước mới cho 33 hộ dân với đường ống dài 495m.
Rõ ràng, nhờ có nước sạch, Asho đã thay đổi nhưng nói theo lời của Phó bí thư Đảng ủy xã Đông Sơn Hồ Giang Nghinh: “hiện chúng tôi vẫn đang bị cô lập. Cô lập là do gia súc, gia cầm làm ra vẫn chưa bán được mà nguyên nhân sâu xa là do bị ám ảnh Asho đã bị nhiễm chất độc Dioxin!”.
Để dỡ bỏ sự “cấm vận” này, đã đến lúc các nhà khoa học phải lên tiếng và công bố rộng rãi cho mọi người biết để có một cái “NHÌN KHÁC” nhằm giúp vùng đất Asho hội nhập và phát triển, đặc biệt là trồng cây gì và nuôi con gì cho phù hợp với nền đất cao lanh và vùng tiểu khí hậu ở nơi được xem là rộng và bằng phẳng nhất A Lưới.
Bài, ảnh: Hữu Thu
- Thủy điện A Lưới chờ Bộ Công thương xem xét hoạt động trở lại (22/04)
- Tập huấn quản lý đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (22/04)
- Truyền thông để định hướng, đánh giá đúng giá trị thực của đất (22/04)
- Khởi nghiệp từ mô hình nuôi dúi (22/04)
- “Hành lang xanh” - điểm nhấn của xã Phong An (22/04)
- Kiểm tra thông tin rừng Tùng Ta Lăng bị chặt phá (22/04)
- Thu hút đầu tư có chọn lọc - bài 1: “Quả ngọt” đầu tư (22/04)
- Nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn (21/04)
-
Giảm thiểu ảnh hưởng, tiến tới khai thác mỏ đá Phong Xuân giai đoạn 2
- Giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng nhanh trong năm qua
- Tiếp nhận cá thể khỉ quý hiếm, nguy cấp
- Hàng ngàn người dân tại 5 tỉnh miền Trung tiếp tục được hỗ trợ nước sạch
- Thị trường vật liệu xây dựng: Hút hàng, giá tăng mạnh
- Phú Dương phát huy nội lực
- Những “anh nuôi” trong cuộc tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3
- Xử lý xe quá tải, quá khổ: Kết hợp nhiều giải pháp
- Quý I, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 339.000 đồng
- Hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS
-
Nâng cấp Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh trở thành Trung tâm Lưu trữ dữ liệu lớn
- Phát hiện rừng ở A Lưới bị đốn hạ
- Chuẩn bị triển khai đường đi bộ nối dài ở bờ Nam sông Hương
- Phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh
- Tận dụng hiệu quả hơn các ưu đãi từ CPTPP
- Hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS
- Phát triển ngành hàng xuất khẩu
- Những “anh nuôi” trong cuộc tìm kiếm ở Thủy điện Rào Trăng 3
- Công bố chỉ số PAPI năm 2020: Thừa Thiên Huế xếp thứ 10/63
- Giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tăng nhanh trong năm qua