Bác sỹ điều trị cho bệnh nhân Ebola đầu tiên đã bị lây nhiễm
TTH.VN - Một bác sỹ người Nigeria tham gia điều trị cho bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm Ebola ở Lagos, thành phố đông dân nhất của nước này, đã bị nhiễm loại virus nguy hiểm trên.
Bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm Ebola. (Nguồn: skai.gr)
Bộ trưởng Y tế Nigeria Onyebuchi Chukwu ngày 4/8 thông báo các xét nghiệm y tế đã xác nhận bác sỹ này có phản ứng dương tính với virus Ebola.
Ông Chukwu cho biết một bác sỹ khác, người cũng đã điều trị cho bệnh nhân trên và cũng có những triệu chứng nhiễm virus, vẫn đang đợi kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, 70 người được cho là đã tiếp xúc với bệnh nhân trên cũng đang được theo dõi, trong đó có 8 người được cách ly bao gồm cả 3 người có những triệu chứng liên quan đến virus Ebola.
Hai bác sỹ trên từng chăm sóc cho Patrick Sawyerr, bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm virus Ebola ở Lagos và đã qua đời vì dịch bệnh này cách đây gần hai tuần.
Người đàn ông 40 tuổi này làm việc cho Bộ Tài chính Liberia, được xác định bị lây nhiễm virus từ người chị gái trước khi bay từ Monrovia tới Lagos để tham dự một hội nghị do Cộng đồng Kinh tế Tây Phi tổ chức.
Cuối tuần trước, Chính phủ Nigeria đã thông báo rằng sẽ không đóng cửa biên giới nếu tình hình không trở nên cấp thiết. Bộ trưởng Nội vụ nước này, ông Abba Moro cho rằng việc đóng cửa biên giới là một giải pháp cực đoan có thể kéo theo nhiều hậu quả.
Ông cho biết thêm hiện các nhân viên y tế Nigeria, Cơ quan Nhập cư Nigeria và toàn bộ giới quan chức y tế nước này đang nỗ lực khắc phục tình hình dịch bệnh tại khu vực biên giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kể từ khi bùng phát hồi tháng Hai vừa qua tại Tây Phi, đến nay virus Ebola đã khiến 826 người tử vong, trong khi khoảng 1.440 người nhiễm bệnh. Bất chấp các nỗ lực của cộng đồng quốc tế, số ca nhiễm bệnh và tử vong không ngừng tăng lên tại khu vực này do các điều kiện yếu kém về chăm sóc y tế.
Khuẩn Ebola lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1976, được đặt tên theo một con sông nhỏ ở Cộng hòa Dân chủ Congo, gây sốt xuất huyết ở bệnh nhân với tỷ lệ tử vong cao. Cho đến nay y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị hay vắcxin phòng ngừa. Bệnh nhân nhiễm Ebola do tiếp xúc với máu và dịch thể của một số loài động vật, chủ yếu là khỉ và một loài dơi lớn thuộc họ Megachiroptera.
Theo Vietnam+
- Bộ Y tế yêu cầu báo cáo tình hình nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc (29/06)
- Kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Đông y tỉnh (29/06)
- Bổ sung kiến thức dân số - kế hoạch hoá gia đình cho công nhân lao động (28/06)
- Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và biến chứng (28/06)
- Chưa chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh nhóm B (28/06)
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch (27/06)
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết (27/06)
- Cả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong (27/06)
-
Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
-
Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0
- 6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị
- Đảm bảo cấp cứu y tế và phòng dịch COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Cả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết