ClockThứ Ba, 20/10/2020 18:19

Cần một giải pháp căn cơ cho điểm giao thông Lê Ngô Cát-Trần Thái Tông

TTH.VN - Ngã ba đường Lê Ngô Cát - Trần Thái Tông thuộc giáp giới địa phận 2 phường Trường An và Thủy Xuân (Tp Huế) là điểm mà mặt đường thường xuyên bị phá hỏng trong mỗi mùa mưa bão. Chỉ cần hôm nào đó mưa to, hãy đến đây bạn sẽ thấy điều này hết sức dễ hiểu.

Cần có đủ dây an toàn cho hành khách“Nhan nhản” lấn chiếm hành lang an toàn đường sắtĐồng bộ mới hiệu quảSẽ có chế tài xử phạt đối với nhà thầu vi phạm về môi trường, an toàn giao thông

Ổ gà bắt đầu xuất hiện

Ổ gà bắt đầu xuất hiện, và sẽ nhanh chóng mở rộng, nham nhở cả mặt đường

Hầu như nước của cả sườn phía đông đồi Quảng Tế, theo đường Thanh Hải và các con hẻm đổ xuống, rồi nước từ phía đường Điện Biên Phủ tràn vào, cùng hợp lưu theo đường Trần Thái Tông dồn cả xuống ngã ba Lê Ngô Cát khiến dòng nước nơi đây cứ cuồn cuộn như thác, ngập có khi hơn nửa mét.

Nước thoát đi, mặt đường lộ ra những điểm bị bong tróc, và rất nhanh sau đó biến thành những ổ gà sâu hoắm, trở nên như những cái bẫy cực kỳ nguy hiểm với người đi đường, nhất là với những người đi xe máy.

-Chỗ ni nước xoáy nên cứ bị hư mãi. Xe cộ từ phía Nam Giao đổ dốc xuống, láng cháng là nó “vật” chết. Dân đây thấy quá nguy hiểm, thỉnh thoảng phải ra lấp, hoặc phải lấy cành cây cắm vào để báo hiệu.- Chủ một tiệm sửa xe máy ở ngã ba này trò chuyện khi tôi mang xe đến sửa. Song, không cần anh ta nói thì tôi cũng biết, bởi tôi từng suýt mang họa do vấp phải cái ổ gà sâu hoắm ẩn mình dưới mặt đường đang lấp xấp nước phủ nơi đây.

Khởi đầu là ổ gà, rồi do môi trường luôn luôn sũng nước, các ổ gà biến thành “ổ trâu”, “ổ voi”  rất nhanh sau đó. Thế nên vào mùa mưa, cái ngã ba này luôn luôn nham nhở, vừa mất mỹ quan, vừa mất an toàn. Đến mùa khô ráo, may thì nhanh mà rủi thì chậm, cơ quan quản lý cho san lấp, sửa chữa lại, kỹ thuật thế nào thì người ngoài không biết, nhưng chất liệu thì thấy nhựa đường chủ yếu. Để rồi mùa mưa sau, cũng lại chỗ này bị phá, nguy hiểm, mất an toàn lại rình rập, nắng ráo lại sửa…Cứ vậy, như một điệp khúc đầy muộn phiền.

Có dịp tiếp xúc với một số cán bộ ngành giao thông, tôi từng nghe họ giảng giải, đại ý: Nước được xem là kẻ thù của mặt đường! Đường nhựa nếu bị ngập nước, xe cộ qua lại, đặc biệt nếu gặp xe trọng tải lớn mà phanh gấp nữa thì bong tróc là cầm chắc. Không mặt đường nào trụ nổi. Giải pháp là những đoạn thường hay ngập lũ phải sử dụng bê tông để làm đường. Xe chạy hơi xóc, nhưng mặt đường mới có thể tồn tại và đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Có lẽ cũng để chống hư hỏng do thường ngập nước nên ngay tại tuyến Trần Thái Tông cách ngã ba vừa kể khoảng trăm mét, đoạn trước chùa Thiền Lâm, cách đây chừng 1-2 năm thấy cơ quan quản lý cho đúc bê một quãng chừng ít chục mét. Qua mấy đợt mưa  ngập, đoạn này thấy ổn.

Lạ là điểm đường Lê Ngô Cát ngay đầu giao lộ với Trần Thái Tông như trên đã đề cập, đó phải nói là “trọng điểm”, là nơi mà xe cộ qua lại nhiều nhất, tiềm ẩn nguy hiểm nhiều nhất, lại không thấy áp dụng giải pháp bê tông. Hay là có vấn đề gì về kỹ thuật mà người “ngoại đạo” không thể thấu biết?

Nhưng cho dù là vì nguyên nhân gì đi nữa, người dân vẫn rất mong có một giải pháp căn cơ cho điểm giao thông này để không ai phải sứt đầu mẻ trán, thậm chí vong mạng oan do những chiếc bẫy ổ gà hết sức nguy hiểm. Đồng thời để không tái diễn cái cảnh mưa ngập là hỏng, nắng lên đi sửa, sửa xong mưa ngập lại hỏng…Cứ lặp đi lặp lại năm này qua năm khác, mùa này qua mùa kia nghe hết sức mệt mỏi…

                                                                                                                                                                             Bài-ảnh: Thượng Bích

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm

Thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân vào giai đoạn làm đòng, sắp trổ đại trà, một số diện tích gieo cấy sớm đã trổ. Đây là giai đoạn quan trọng trong các thời kỳ sinh trưởng của lúa, gần như quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm tốt của vụ mùa với điều kiện không bị tác động, ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại.

Lúa đang làm đòng, trổ bị sâu bệnh gây nguy hiểm
ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

Khu vực châu Âu vừa chứng kiến số lượng gia tăng các ca nhiễm chủng siêu vi khuẩn hypervirulent Klebsiella pneumoniae (hvKp) kháng kháng sinh, được dự báo sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong gia tăng, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trong một báo cáo.

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm
Cảnh báo bỏng do pháo tự chế

Chỉ trong vài ngày, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận 4 ca bị bỏng do pháo tự chế mua trên mạng internet. Trong số này, một trường hợp bỏng nghiêm trọng đang được lên kế hoạch phẫu thuật.

Cảnh báo bỏng do pháo tự chế
Cẩn trọng khi tham gia giao thông vào mùa mưa

Điều kiện thời tiết mưa gió, đường trơn trượt, tầm nhìn bị hạn chế... luôn tiềm ẩn những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn của các phương tiện khi tham gia giao thông.

Cẩn trọng khi tham gia giao thông vào mùa mưa

TIN MỚI

Return to top