ClockThứ Ba, 14/06/2022 14:15

Dạy thành người trước…

TTH - Anh mất đúng khi dịch COVID-19 đang giai đoạn căng thẳng nên tôi không đến viếng được. Mãi gần đây tôi mới có dịp đến thắp cho anh mấy nén nhang tiễn biệt.

Gương tốt cho con cháuCần những tấm lòng yêu thương

Bước vào, ngay giữa nền nhà là 3 đứa trẻ cỡ 10-12 tuổi nằm chềnh ềnh chơi điện thoại. Thấy khách, chúng đưa mắt nhìn rồi chẳng ư chẳng hử, lại dán mắt vào màn hình. “Ôi, cái tụi ni, chào ôn (ông) đi!” - Vợ anh, bà của mấy đứa trẻ, nhắc bầy cháu. Tất nhiên là khách, tôi đã lo dõng dạc chào chúng trước rồi.

 Dâng lễ, thắp hương cho anh xong, tôi quay ra uống nước và trò chuyện, chia buồn với chị cùng người nhà. Lát sau, tôi xin phép ra về để còn công việc. Cũng không quên với vào chào lũ trẻ một tiếng: “Ôn về mấy đứa nhé…”. Tất nhiên, xưng ôn (ông) thì cũng hơi “tra” so với cái tuổi mới… U60 như tôi, nhưng vì anh - tức ông nội, ông ngoại của chúng bằng vai tôi. Không lẽ hạ xuống xưng chú, xưng anh thì người ta lại cho “cưa sừng làm nghé”, thêm phiền.

Chẳng dè, đáp lại lời chào của tôi, cả 3 đứa trẻ nhao nhao: “Ôn, ôn…l…”. Tục tĩu đến mức chúng nói mà tôi thì xấu hổ. Bà chúng nghe thế chỉ biết quớ quýt: “Ôi, ôi… Cái tụi ni…”.

Con cháu, đúng là… quái dị. Dân gian có câu “Con lên ba con chửi mẹ cười/ Con lên mười con chửi mẹ khóc”. Nghĩa là từ 10 tuổi trở lên, trẻ đã biết ý thức, biết khôn ngoan, lễ phép…Và muốn vậy thì phải có uốn nắn, giáo dục từ nhỏ. Chứ 10 tuổi rồi mà ngay từ điều giản đơn nhất là gọi không dạ, bảo không vâng; không biết phân biệt cả bậc cha chú, anh em trong nhà, thì…thua! Dần dà, chúng sẽ rất dễ bị tập nhiễm cái nết ngổ ngáo, rất dễ trở thành những đứa trẻ “cá biệt”, những đứa con, đứa cháu, những công dân hư hỏng trong gia đình, xã hội. Và thực tế, việc thiếu uốn nắn, giáo dục như vậy nên tôi biết gia đình này cũng đã từng có những đứa trẻ lớn lên và gây ra những điều rất mệt mỏi.

Viết đến đây, lại nhớ đến lời ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế khi ông đến dự và phát biểu tại một ngôi trường trên địa bàn thành phố nhân dịp khai giảng năm học mới. Ông yêu cầu nhà trường, rằng hãy luôn lưu tâm: “Dạy thành người trước khi dạy thành tài”. Có thể đó không phải là câu nói, là ý tưởng mà ông Phan Thiên Định nghĩ ra. Song, việc nhắc lại, việc chỉ đạo một chân lý, một quan niệm đầy minh triết như vậy từ người đứng đầu thành phố là vô cùng quan trọng, vô cùng ý nghĩa. “Dạy thành người trước khi dạy thành tài” - Cả nhà trường, cả gia đình hãy cùng tâm niệm và có trách nhiệm trong thực hành minh triết ấy, thì con đường đến với phồn vinh với văn minh và hạnh phúc của cộng đồng, của đất nước chắc chắn sẽ càng ít gập ghềnh!

Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Mẹ đừng lo lắng!”

Có lần, khi tôi bế mẹ từ giường ra nhà tắm, đặt mẹ lên tấm xốp mềm để chuẩn bị tắm rửa cho mẹ, thấy mẹ có vẻ rất hoang mang.

“Mẹ đừng lo lắng ”
Học làm cha mẹ

Được triển khai từ đầu năm 2024, lớp tập huấn “Làm cha mẹ tích cực” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh triển khai đón nhận nhiều sự ủng hộ và tín hiệu tích cực từ người lao động cấp cơ sở.

Học làm cha mẹ
Cha mẹ đồng hành cùng con

Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội “Phụ nữ Thừa Thiên Huế trên hành trình khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số”, chiều 28/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Ngày hội “Cha mẹ đồng hành cùng con” năm 2024.

Cha mẹ đồng hành cùng con
Cha mẹ cần theo sát và định hướng con trên không gian mạng

Từ thành thị đến nông thôn, trẻ em được ba mẹ cho sử dụng điện thoại để truy cập internet là điều khá phổ biến hiện nay. Nhưng theo sát và định hướng con trong quá trình con tiếp cận với những trang mạng xã hội là điều không phải cha mẹ nào cũng chú tâm. Để rồi, có những hệ lụy không mong muốn đã xảy ra...

Cha mẹ cần theo sát và định hướng con trên không gian mạng
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top