ClockThứ Ba, 18/08/2020 11:37

Hãy đặt mình vào vị trí người dân

TTH - “Thời COVID” việc đeo khẩu trang đã là thói quen phổ biến, đây là thao tác cơ bản để phòng chống dịch COVID – 19. Song, dòng trạng thái lẫn bức hình kèm theo của người quen trên facebook cùng hàng chục bình luận khiến tôi giật mình: Ngủ cũng đeo khẩu trang…

Chưa ngăn được ô nhiễm trong chăn nuôiMột nhà nuôi heo, nhiều nhà phố vạ lây

Một số hồ tôm bỏ hoang tại vùng Ngũ Điền

Chuyện đeo khẩu trang khi ngủ chẳng liên quan gì đến COVID-19 mà do mùi phân heo hàng đêm cứ phảng phất trên sống mũi. Ở cái xứ ba mặt giáp biển, lưng tựa cồn cát, bất cứ thời điểm nào, gió cứ lùa, “đánh võng” qua da thịt, nó một phần hình thành nên bản chất của những con người vùng gió cát. Và dẫu có thật thà mấy đi chăng nữa thì bây giờ họ phải lên tiếng khi những làn gió mát lạnh ngày trước mang theo mùi xú uế. Không phải thời điểm này mà đã gần 5 năm.

Câu chuyện trên đã được Báo Thừa Thiên Huế không chỉ phản ánh 1 lần mà đến 3 lần. Đó là trang trại nuôi heo khiến người dân bị ảnh hưởng ở xã Điền Hòa, huyện Phong Điền. Tỉnh phát văn bản, lãnh đạo huyện cũng kiểm tra yêu cầu địa phương xử lý dứt điểm thực trạng này.

Rõ ràng, khi “chạm ngõ” chính quyền, những cơ quan liên quan đã chuyển động. Những giải pháp tựu chung là sẽ di chuyển trang trại nhưng phải chờ kinh phí, phê duyệt; ngắn hạn phải có những giải pháp trước mắt khắc phục mùi hôi, nếu không khắc phục được sẽ phải đóng cửa. Nhưng trong khi chờ giải pháp khắc phục chưa biết đến khi nào hiện thực, người dân đành đeo khẩu trang để ngủ.

Bất kỳ một dự án, mô hình nào hiệu quả kinh tế là điều quan trọng. Song không vì thế mà đánh đổi môi trường. Đó là nguyên tắc, chủ trương cơ bản của tỉnh từ trước đến nay.

Ở các địa phương, vấn đề môi trường bị ô nhiễm nhiều lần khiến người dân phải “gõ cửa” chính quyền. Tại vùng cát Ngũ Điền (Phong Điền), trang trại nuôi heo được đề cập ở trên chỉ là một ví dụ.

Khoảng hai thập kỷ trước, nuôi tôm thẻ chân trắng ồ ạt phát triển, tạo làn sóng mà người ta gọi là mô hình làm giàu mới.

Quả thực, làn sóng ấy đã làm thay đổi cả một vùng dương liễu, cát trắng. Song, sự đầu tư ồ ạt ấy, việc chính quyền cấp đất đào hồ tôm ồ ạt ấy có tạo ra sự bền vững hay chưa?!

Đến bây giờ, câu trả lời đã có. Hàng loạt hồ tôm bỏ hoang khi thị trường thay đổi, thời tiết thay đổi và nước biển cũng thay đổi.

Mới đây, Báo Thừa Thiên Huế cũng phản ánh thực trạng lãng phí này. Hàng chục ha đất được tỉnh cho các doanh nghiệp thuê để nuôi tôm ở Phong Điền đã bị bỏ hoang gần mười năm nay.

Chưa bàn đến hiệu quả như thế nào nhưng tác động của làn sóng nuôi tôm tự phát hàng chục năm qua đã ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Nếu chịu khó đi bộ dọc bờ biển vùng Ngũ Điền, không khó nhận ra hàng trăm cọc tre băm nát bờ biển; những vũng nước đục ngầu theo dòng chảy từ hồ tôm đổ ra biển và không thiếu bao bì, vỏ chai nhựa hóa chất nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Dù người ta nói rất nhiều đến việc áp dụng công nghệ vào con tôm.

Mấy năm trở lại đây, vùng biển bãi ngang Ngũ Điền dường như ít cá tôm một phần do nguồn nước gần bờ ô nhiễm. Ngư dân vì thế phơi thuyền, không mặn mà với con sóng, dẫu đam mê không bao giờ dứt.

Bãi biển Phong Hải, Điền Lộc một thời được chính quyền địa phương kỳ vọng tạo nên điểm nhấn du lịch nhưng bây giờ vắng khách dẫn đến chết yểu. Hàng ngày cư dân ven biển phải đối mặt với ruồi, muỗi... Những sinh vật độ 2 thập kỷ trước họa hoằn lắm mới “làm phiền” đến họ.

Tất nhiên, mọi sự việc đều có 2 mặt, bất kỳ một mô hình nào, ở đâu đều tồn tại những trở lực và tác động đến môi trường. Song, một khi đã xác định được nguyên nhân thì cần phải khắc phục ngay, như những sự việc đã đề cập ở trên. Người dân không cần giải pháp suông mà cần những hành động cụ thể.

Chuyện dân ngủ đeo khẩu trang lạ đấy nhưng đằng sau là cả những nỗi lòng, bức xúc. Không cách nào hữu hiệu hơn khi đặt mình vào vị trí người dân. Và hãy một lần đến gặp, nghe họ trình bày. Hãy đến ngủ cùng dân một đêm...

Bài, ảnh: Quỳnh Viên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường

Ngày 11/10, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024 tại Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường
Return to top