ClockThứ Ba, 25/11/2014 09:48

Không chỉ đáng buồn

TTH - Nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu toạ lạc trên đường Thanh Hải thuộc phường Trường An, Tp Huế. Nghĩa trang này được cụ Phan lập năm 1932, từ số tiền đồng bào gửi về ủng hộ. Nơi đây, nhiều nhà cách mạng, liệt sĩ, nhà yêu nước đang yên nghỉ. Trong đó, có những cái tên hết sức nổi tiếng như Nguyễn Chí Diểu, Nữ sử Đạm Phương, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, nhà thơ Thanh Hải, liệt sĩ Lê Tự Nhiên… Năm 1990, di tích này được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Một di tích đã được xếp hạng, một điạ chỉ có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, tuy nhiên, hình như đang thiếu sự quan tâm chăm sóc. Thỉnh thoảng, vào dịp lễ, tết, thấy có các cháu học sinh đến làm vệ sinh, dâng hương. Còn bình thường thì yên ắng, quạnh quẽ.

Một góc mái nhà bia đã bị sập
Dạo rồi, tôi vào viếng. Từ cổng chính theo hàng rào chè tàu đi vào khu trung tâm. Hàng rào không người cắt tỉa, lối đi đầy lá và cành cây gãy. Tấm biển giới thiệu tóm tắt về di tích dựng sát hàng rào, về phía bên trái đã bị bong tróc, rêu phủ, không còn đọc nổi. Tiếp đó là tấm bia bằng chữ Hán ghi những điều quy ước của nghĩa địa do chính cụ Phan viết ra. Tấm bia được khắc dựng lại sau này nên không có vấn đề gì. Riêng cái nhà bia thì đã sập mất một góc mái ở phía tây bắc. Có cảm giác những người có trách nhiệm quản lý di tích này rất lâu rồi chưa hề ghé đến đây thì phải (?) Nếu không, những hư hỏng, xuống cấp như trên sao không được quan tâm sửa chữa sớm.
Bảng giới thiệu đã bong tróc, rêu bám
Những hư hỏng, xuống cấp mà chúng tôi mục sở thị, với một gia đình người ta sẽ làm rất nhanh và chẳng mấy khó khăn. Kinh phí có lẽ cũng chẳng tốn kém nhiều. Vậy mà với một di tích cấp Quốc gia, không hiểu sao cứ mãi để vậy?
Không chỉ đáng tiếc, đáng buồn mà đó còn là một sự ứng xử rất không nên đối với những nhà cách mạng, những nhà yêu nước tiền bối.
Bài, ảnh: Huy Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top