ClockThứ Tư, 05/03/2014 04:52

Không nên tin vào dị đoan

TTH - Gia đình ông Phạm Văn S, bà Lê Thị B, trú tại thôn Liễu Cốc, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà “bỗng dưng” có 3 người phát bệnh tâm thần. Đặc biệt, sau cái chết “bất thường” của bà B và người con trai, không chỉ những người trong gia đình, dòng họ lo sợ, mà người dân trong, ngoài vùng cũng bán tín bán nghi gia đình này bị “ma” ám(?!!)

Theo lời kể của em trai ruột ông S (3 anh em ruột ông S ở sát cạnh nhau tại thôn Liễu Cốc), đang sống yên lành thì bỗng dưng ông S phát bệnh tâm thần. Tiếp đến người con gái đầu của vợ chồng ông S cũng phát bệnh như cha. Ngôi nhà vốn tuềnh toàng càng ảm đạm hơn khi người thân buộc phải xích chân hai cha con hai góc để không cho họ đi lại phá phách lung tung. Mặc dù cha con ông S được uống thuốc theo chế độ dành cho người bị bệnh tâm thần, nhưng gia đình vẫn tìm đến các “thầy” cúng nhờ “đuổi tà ma”, bởi họ vẫn nửa tin nửa ngờ người thân bị vướng “phần âm”. Vốn đã nghèo, hai lao động trong nhà phát bệnh không làm việc được, lại còn phải chạy tiền lo cúng bái, nên gia đình ông S càng lâm vào cảnh nghèo xơ xác. Quá mệt mỏi vì vừa oằn lưng kiếm sống, vừa chăm sóc lo lắng cho chồng và con bị điên, bà B suy nhược cơ thể, nhiều lần quẫn trí, có ý định tự tử. Một lần bị ốm, bà uống nhầm thuốc bệnh của con nên thiệt mạng.

 

Ngôi nhà của gia đình ông S hầu như lúc nào cũng đóng cửa

Sau cái chết của bà B, gia đình ông S càng “rối” hơn, khi người con trai lớn (đã có vợ con) phát bệnh tâm thần. Trong căn nhà ảm đạm, lại thêm một người điên bị xích chân. Trước việc 3 người trong gia đình liên tiếp phát bệnh tâm thần và cái chết thương tâm của bà B, người em trai của ông S đi xem bói và được “thầy” phán, dưới nền nhà gia đình ông S đang ở có rất nhiều hài cốt. Những người trong gia đình phát điên là do “người âm” quở trách. “Vậy là gia đình tôi mời “thầy” về chỉ chỗ xới nền nhà, tìm thấy và di dời 18 bộ hài cốt đưa đi chôn cất ở nơi khác”- em trai ông S kể lại. Tuy nhiên, khi được hỏi thực sự có nhìn thấy xương cốt người trong lúc xới nền nhà hay không, em trai ông S lại cho hay “không thấy xương cốt, nhưng những chỗ “họ” nằm màu đất khác, đất lại xốp hơn. Có lẽ do xương cốt lâu đời nên đã mủn hết. Vả lại, chúng tôi tin vào lời của “thầy””.

Như lời người thân của gia đình ông S thì 18 bộ hài cốt dưới nền nhà đã được di dời đi nơi khác. Vậy nhưng, thực tế, bệnh tình của cha con ông S không hề thuyên giảm. Khi chúng tôi thắc mắc về điều này thì được em trai ông S lý giải, gia đình họ tiếp tục mời một thầy cúng khác về và “thầy” này lại phán, trong khuôn viên đất vườn còn hàng trăm bộ hài cốt khác.

Nghe “thầy” xới nền nhà, bệnh tình người thân không giảm, gia đình tiếp tục tin lời “phán”, trong đất còn hàng trăm bộ hài cốt khác, e chừng không thể nào di dời nổi, 3 cha con ông S được đưa đến bệnh viện tâm thần để chữa trị. Trong quá trình điều trị bệnh, người con trai lớn của ông S treo cổ tự tử chết. Điều này khiến người thân ông S càng lo sợ. Do đó, họ thu xếp cho người con trai út của vợ chồng ông S chuẩn bị ra Bắc vừa học nghề, vừa rời xa ngôi nhà “ma” ám để lánh nạn. Còn cô con gái kế út đang làm công nhân cũng ít khi về nhà ở. “Phương án giải quyết” là sau này cô sẽ về nhà chồng.

Cũng như bất cứ loại bệnh tật nào, người bị bệnh tâm thần cần được đưa đến bệnh viện điều trị sớm, đúng cách, có sự theo dõi thường xuyên của bác sỹ, như vậy mới mong bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn. Vậy nên, những người không may bị mắc bệnh, gia đình tuyệt đối không nên tin vào lời thầy cúng, thầy bói, tin vào dị đoan để lâm vào hoàn cảnh tiền mất tật mang (trường hợp những người trong gia đình ông S còn tự đưa mình vào cảnh có nhà không dám về). Nguy hiểm hơn, người bệnh bị mất cơ hội điều trị sớm, bệnh càng nặng thêm và khó hồi phục.

Bài, ảnh: Duy Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế

Dù đã nhận tiền đền bù, bố trí lô đất tái định cư, nhưng ông, bà Nguyễn Thế Cường và Trần Thị Thu Hương vẫn không chịu bàn giao mặt bằng cho Nhà nước và chiếm dụng đất công trong nhiều năm tại số 24 An Dương Vương (phường An Cựu, TP. Huế).

Chiếm dụng đất công nhiều năm vẫn chưa bị cưỡng chế
Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 được khai mạc tối 27/4 và kéo dài đến 1/5 tại công viên Thương Bạc, TP. Huế. Hoạt động này nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, do UBND TP. Huế phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức.

Quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế phải tinh tế hơn
Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Return to top