ClockThứ Sáu, 05/04/2024 10:49

Thận trọng nơi công cộng

TTH - Đã có nhiều vụ cướp giật tài sản, trộm cắp ở công viên, nơi công cộng được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Song, để tình trạng này không tiếp diễn, bản thân mỗi người dân cần chủ động tự bảo vệ tài sản của mình.

Những “cánh chim” không mỏiHoàn thiện hệ thống nhà vệ sinh công cộngKhi những trái tim về nhà

 Khi đến vui chơi tại công viên, nơi công cộng người dân cần chủ động tự bảo vệ tài sản của mình (ảnh minh họa)

Chị đồng nghiệp có thói quen tản bộ. Vào một sáng tháng 3, như mọi ngày, chị cùng chồng đi thể dục để “thư giãn gân cốt”. Đi bộ đến cồn Dã Viên, vợ chồng chị giật mình khi tận mắt chứng kiến một vụ cướp trắng trợn.

Chuyện là đôi nam nữ đang ngồi chơi, tâm sự ở ghế đá phía công viên cồn Dã Viên. Lúc cô gái vừa đưa điện thoại lên để ghi lại khoảnh khắc đẹp, bất ngờ bị người đàn ông điều khiển xe máy áp sát, giật điện thoại rồi bỏ chạy.

Cô gái truy hô và đuổi theo nhưng vô vọng, tên cướp nhanh chóng phóng xe tẩu thoát cùng chiếc điện thoại. Sự việc xảy ra rất bất ngờ nên người đi đường không ai kịp phản ứng.

Như lời chị đồng nghiệp kể, cô gái là sinh viên năm nhất, được ba mẹ mua tặng điện thoại làm món quà động viên tinh thần trước khi vào giảng đường đại học. Vì chủ quan nên món quà này đã rơi vào túi tên cướp. Cô gái chỉ biết khóc.

Với nhiều người, điện thoại không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn là tài sản có giá trị, đặc biệt là sinh viên. Tất cả các giấy tờ tùy thân, thông tin cá nhân đều được lưu giữ trên điện thoại. Không ít người vì mất điện thoại mà bị các đối tượng đột nhập vào tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt tài sản hay sử dụng thông tin cá nhân để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Câu chuyện trên chỉ là lát cắt nhỏ trong nhiều vụ việc cướp giật nơi công cộng. Dù không mới nhưng ở bất cứ nơi đâu đều có thể xảy ra.

Từ vụ việc của cô sinh viên khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện Nguyễn Văn Kên cùng với một đối tượng khác điều khiển xe máy đến công viên Thương Bạc (TP. Huế) để tìm “con mồi” trấn lột. Thấy đôi tình nhân đang ngồi tâm sự dưới gốc cây trong công viên, Kên và đối tượng này đến dùng dao dí vào cổ khống chế, dọa giết rồi cướp đi hai chiếc điện thoại di động.

Có lẽ, nhiều vụ việc cướp giật còn nghiêm trọng hơn thế đã xảy ra, dẫu tình trạng cướp giật tại các công viên, nơi công cộng ở TP. Huế đã giảm nhiều.

Phương thức, thủ đoạn không mới nhưng nó được tái diễn nhiều lần. Đặc biệt, khi người dân đến những khu vui chơi, giải trí, các công viên sơ hở, mất cảnh giác, tạo điều kiện cho các đối tượng nhanh chóng tiếp cận, thực hiện hành vi trộm cắp, cướp giật và tẩu thoát.

Từ những vụ án từng được cơ quan chức năng điều tra làm rõ cho thấy, đối tượng thực hiện hành vi cướp giật thường nghiện ma túy, nghiện game online, lâm vào con đường cờ bạc, túng thiếu.

Qua nhiều vụ cướp diễn ra trong thực tế, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, bảo vệ tài sản trong quá trình vui chơi tại công viên, điểm công cộng. Đặc biệt, các bạn trẻ không nên vui chơi, trò chuyện tại những nơi vắng vẻ, quá khuya, bởi đây là thời điểm bọn tội phạm thường xuyên lợi dụng hoạt động.

Để đảm bảo an ninh trật tự, hạn chế các vụ cướp giật xảy ra, lực lượng chức năng cần tổ chức thêm các buổi tuyên truyền, nhắc nhở, phổ biến đến người dân về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này. Đồng thời, tăng cường lực lượng bám cơ sở, chủ động hơn nữa các phương án để giữ vững an ninh trật tự, kịp thời phát hiện các đối tượng chuyên cướp giật tài sản; giữ vững bình yên cuộc sống cho người dân, cũng như du khách khi đến Huế.

Bài, ảnh: NGỌC AN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Thận trọng kẻo tiền mất mà đất… không có

Với thủ đoạn nhận tiền đặt cọc, bán các thửa đất không thuộc quyền sử dụng của mình, đặt cọc một số tiền nhỏ để mua lại các thửa đất rồi bán cho người khác, nhiều người đã sập bẫy lừa đảo, để rồi mất tiền tỷ mà đất… không có.

Thận trọng kẻo tiền mất mà đất… không có
Thận trọng và chủ động ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 14/8/2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC) nhằm huy động các nguồn lực y tế công cộng toàn cầu và khu vực để giám sát, ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa đang đặt ra.

Thận trọng và chủ động ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

TIN MỚI

Return to top