ClockThứ Ba, 05/07/2011 17:57

Xóm Đá phấp phỏng cùng bão lũ

TTH - Chúng tôi đến xóm Đá vào một ngày nắng tháng 6, cái nắng oi bức khiến khuôn mặt của người dân nơi đây vốn đã đen sạm đi vì nắng gió nay trở nên càng khắc khổ bởi nỗi lo mùa bão lũ. Ít ai biết rằng cái xóm nghèo này không chỉ hẻo lánh, tách biệt mà còn phải đối mặt với sự rình rập của bão lũ. Thực trạng ấy khiến cho cuộc sống trên sông nước của họ vốn đã lênh đênh nay lại càng phấp phỏng hơn.

Xóm Đá thuộc thôn Hải Tiến (thị trấn Thuận An - Phú Vang). Theo thống kê của cán bộ UBND huyện Phú Vang thì xóm hiện có hơn 100 hộ dân. Họ chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản với quy mô nhỏ. Do vị trí nằm ở vùng trũng thấp, trước mặt là vịnh rào, sau lưng là biển nên xóm Đá luôn được lực lượng cứu hộ địa phương cho vào danh sách nguy hiểm cần di dời gấp. Tuy nhiên, phương án di dời người dân khi có bão lũ chỉ là phương án tạm thời, không thể là biện pháp lâu dài.

Chị Huỳnh Thị Tuyết kể: “Mùa mưa bão năm trước, nước biển tràn vào cuốn đi bao nhiêu cá giống của vợ chồng tui, đau lòng lắm nhưng chẳng biết làm gì, sống vẫn phải sống thôi”. Mặc dù các cấp chính quyền cũng giúp đỡ nhưng không phải cứ có kiến nghị là giúp được. Sau bão lụt, chính quyền phải thống kê lại bao nhiêu nhà sập? bao nhiêu nhà tốc mái?... rồi đưa lên cấp trên để phê duyệt. Thủ tục lằng nhằng như thế nếu người dân chỉ trông chờ vào trợ cấp thì chẳng biết đến bao giờ? Biết vất vả, cơ cực nhưng vì kế sinh nhai họ vẫn phải bám trụ. Cuộc sống bấp bênh như vậy nên việc học hành của con cái họ cũng bị ảnh hưởng. Anh Phạm May ngậm ngùi: “Mấy đứa con tui phải cho nghỉ học từ lớp 6, chỗ ở tử tế cũng không có thì lấy đâu ra tiền cho tụi nó học?”

Chái bếp dột nát của nhà anh Phạm May

 
Người dân xóm Đá vẫn hàng ngày sống lặng lẽ với nghề sông nước như vậy nhưng trong sâu thẳm họ vẫn ước mong về một cuộc sống ổn định. Anh Phạm May thành thật: “Bây chừ tui chỉ mong có chút tiền để sửa lại chái bếp đã hỏng”, còn chị Tuyết thì nói: “Tui mong được sống ở một nơi không phải thấp thỏm nỗi lo mùa bão lũ, chứ cứ thế này mại cực lắm!”.
 
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hoàng Phước, PBT Đảng ủy, P.Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An trả lời: “Những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm của xóm Đá đã được di dời, số còn lại nằm ở vùng đất cao, bão lũ to nước cũng không tràn vào được? Hiện tại cũng đang quy hoạch đất ở cho người dân nhưng rất khó khăn nên chưa biết khi nào có thể thực hiện tái định cư.” Tái định cư đã khó như vậy còn vấn đề sau tái định cư thì sao? Vấn đề này dường như đang bỏ ngỏ. Trong khi đó, một mùa mưa bão đang đến gần, người dân xóm Đá lại sắp một phen oằn mình chống chọi. Họ vẫn mòn mỏi chờ đợi chính quyền thị trấn sẽ tái định cư đến vùng đất mới không bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
 
Lường Thi
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ

Về nguyên tắc, biển tên công trình nào thì phải đặt ngay công trình đó. Không thể lắp đặt biển tên ở một công trình đứng trước để chỉ tên một công trình đứng sau. Logic thông thường một cách trực quan, người đọc sẽ hiểu biển tên đó dành cho công trình phía trước, chứ ai hiểu là dành cho công trình phía sau.

Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông

Tại một số tuyến đường, tình trạng cây xanh không được cắt tỉa mọc lấn ra đường che lấp đèn tín hiệu giao thông. Điều này không những gây mất mỹ quan, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với người tham gia giao thông.

Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông
Return to top