ClockThứ Bảy, 14/07/2018 11:48

“Biến tướng” cho vay không cần thế chấp

TTH - Cho vay không cần thế chấp là hình thức được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, lợi dụng hình thức này, giới cho vay nặng lãi đã “biến tướng” để buộc các con nợ phải trả với lãi suất “cắt cổ” cao hơn nhiều lần so với quy định của Nhà nước. Đáng nói hơn, khi các con nợ không có khả năng chi trả thì tổ chức đòi nợ kiểu xã hội đen, gây bất ổn an ninh trật tự xã hội.

Cho vay tiêu dùng: Quản để hạn chế “biến tướng”

Tờ rơi quảng cáo mời chào cho vay được dán khắp mọi nơi

Vay dễ, trả khó

Thấy tờ giấy dán bên ngoài khu vực chợ An Cựu về việc cho vay, đầu tháng 3/2018, bà Trần Thị M. tiểu thương của chợ liên hệ để vay tiền mua xe máy cho con. Chỉ sau chưa đầy 5 phút “giao dịch”, nam thanh niên mà bà M. gọi điện theo thông tin ở tờ giấy đã đến gặp trực tiếp bà và xem hóa đơn tiền điện của gia đình rồi đồng ý cho vay 20 triệu đồng, với tiền lãi 3 triệu đồng/tháng. Nếu trả chậm, số tiền sẽ được cộng dồn và tăng thêm lãi suất...

Như vậy, theo tính toán, mỗi năm bà M phải trả tiền lãi lên đến 36 triệu đồng, chưa kể tiền lãi mẹ đẻ lãi con, nếu bà trả chậm. “Số tiền lãi biết là cao, nhưng do cần tiền gấp, nên tôi đành chấp nhận”, bà Trần Thị M. cho biết.

Chị Nguyễn Thị Th. bán shop áo quần ở đường Bà Triệu (TP. Huế) tâm sự: “Theo số điện thoại cho vay tiền ở một tờ giấy dán trên đường Bà Triệu, tôi gọi điện và họ đồng ý cho vay 50 triệu đồng mà không cần thế chấp tài sản. Theo đó, mỗi tháng tôi phải trả 7,5 triệu đồng tiền lãi. Thế nhưng, vì kẹt tiền có tháng chưa trả kịp tiền lãi nên bị dồn vào tiền gốc rồi tính lãi thêm. Lúc này, tôi mới biết đây là chỗ cho vay giá “cắt cổ” nên cầu cứu người thân giúp đỡ để trả dứt điểm”.

Hiện nay, ở khắp mọi nơi trên địa bàn tỉnh đều có những mẫu quảng cáo cho vay trả góp thủ tục đơn giản, nhanh gọn, nhận tiền ngay trong ngày; cho vay tiêu dùng; vay lãi thấp, không cần thế chấp…

Trong vai người cần đi vay tiền, chúng tôi thử gọi vào số điện thoại 09815399… Đầu dây bên kia, giọng một người đàn ông mời chúng tôi đến địa chỉ giao dịch ở phường Thuận Thành, TP. Huế. Người này lưu ý phải cầm theo hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Khi chúng tôi nói đang gấp việc, nên muốn trao đổi, thỏa thuận lãi suất qua điện thoại, ngỏ ý muốn vay 20 triệu đồng, đầu dây bên kia nói: “Bên em cho vay theo hình thức trả góp, nếu vay 20 triệu đồng, mỗi ngày phải góp 600 ngàn đồng cả gốc và lãi, góp trong vòng 40 ngày là 24 triệu đồng”.

Chúng tôi viện cớ, với lãi suất quá cao, có thể giảm xuống được không thì người đàn ông đáp: “Cao gì mà cao, đang mùa World Cup, nhiều người đến năn nỉ cũng chưa được vay với giá đó”, rồi cúp máy...

Lãi suất vượt quá 20% là vi phạm pháp luật

Theo các lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế và Công an tỉnh, mặc dù cho vay với lãi suất “cắt cổ” nhưng nghịch lý là hình thức cho vay này lại đang ngày càng phát triển. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ quy định và thủ tục cho vay quá dễ. Thượng tá Đinh Xuân Đại, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: “Có không ít người đã trở thành “con nợ” khi trót vay tiền của các đối tượng cho vay nặng lãi núp bóng dưới loại hình cho vay không cần thế chấp”.

“Đây là quan hệ dân sự, không có gì là không hợp pháp. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là lãi suất mà hai bên thỏa thuận như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu lãi suất vượt quá quy định của Nhà nước thì được xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực cho vay hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Lãi suất vay do hai bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20% trong một năm của khoản tiền vay... Như trường hợp bà Trần Thị M. vay 20 triệu đồng, nếu theo quy định thì lãi suất mà bà M. chỉ trả không quá 4 triệu đồng/năm, nhưng ở đây bà M, phải trả số tiền lãi lên đến 36 triệu đồng/năm, vượt quá đến 9 lần mức trần lãi suất là sai quy định. Như vậy, người cho vay không chỉ cho vay với lãi suất “cắt cổ” mà đã vi phạm pháp luật”, Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sự tỉnh, Giám đốc Công ty Luật Ngọc Hạnh và Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Dân chủ, pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phân tích.

Tuy là vậy, nhưng cũng theo Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh, bà M. muốn tố cáo người cho mình vay với lãi suất “cắt cổ” phải có đủ chứng cứ chứng minh. Thông thường người cho vay nặng lãi khi họ lấy lãi không hề có chứng cứ, nên nếu người dân tố cáo, thì khó có cơ sở để chứng minh được. Tuy đã nhìn thấy hành vi của chủ nợ, nhưng để con nợ chứng minh hành vi đó lại hết sức khó khăn. Với những trường hợp này, cơ quan chức năng nên hướng dẫn người dân khởi kiện người cho vay nặng lãi ra tòa để yêu cầu tuyên bố lãi suất đó là vô hiệu và tuyên trả lãi suất theo quy định, tức là không quá 20%/năm. Người dân thường nghĩ rằng, lúc khó khăn mình được cho vay, trách nhiệm của mình là phải trả, nên trong thực tế có chuyện, người vay 20 triệu đồng, nhưng đến 10 năm sau vẫn trả chưa xong nợ.

“Công an tỉnh đã và đang tiếp tục chỉ đạo công an các địa phương, đơn vị tổ chức rà soát băng nhóm cho vay gây mất an ninh trật tự để phòng ngừa, đấu tranh triệt phá. Cho vay với lãi suất “cắt cổ”, rồi đe dọa tính mạng, cưỡng đoạt tài sản… là hành động vi phạm pháp luật cần phải bị xử lý nghiêm. Với hình thức cho vay không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, lấy tiền nhanh… mọi người cần phải hết sức tỉnh táo, không để xảy ra những hệ lụy đáng tiếc”, Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh lưu ý.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cẩn trọng việc “làm nhục người khác” trên mạng xã hội để đòi nợ

Nhiều chủ nợ đăng ảnh con nợ hoặc livestream trực tiếp lên mạng xã hội (MXH) với mục đích đòi nợ với những lời lẽ thô tục nhằm đe dọa, bôi nhọ con nợ. Tuy nhiên, các chủ nợ lại không biết rằng, hành vi đăng tải hình ảnh người khác lên MXH khi chưa được người đó đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật.

Cẩn trọng việc “làm nhục người khác” trên mạng xã hội để đòi nợ
Trả giá vì livestream làm nhục người khác để đòi nợ

Ngày 23/5, Tòa án Nhân dân TP. Huế đưa ra xét xử vụ án “Làm nhục người khác” đối với 3 bị cáo Trần Thị N. Y. (SN 1983, trú phường Phú Bài, TX. Hương Thủy), Võ Thị K. T. (SN 1988, trú phường Tây Lộc, TP. Huế) và Mai Thị Q. T. (SN 1978, trú phường Vĩ Dạ, TP. Huế).

Trả giá vì livestream làm nhục người khác để đòi nợ
Hiểu thẻ tín dụng để không biến thành “con nợ”

Thẻ tín dụng đang ngày càng trở nên thông dụng với nhiều tiện ích, trong một vài tình huống, thẻ tín dụng được xem như là cứu tinh giúp người sử dụng hạn chế tình trạng tiếp cận với tín dụng đen. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ tín dụng một cách vô tội vạ, không tìm hiểu các điều khoản của ngân hàng về sử dụng thẻ cũng sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn, nhất là phát sinh nợ xấu ngoài tầm kiểm soát.

Hiểu thẻ tín dụng để không biến thành “con nợ”
WEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn

Hơn một nửa số nhà kinh tế trưởng cho biết trong báo cáo triển vọng năm nay rằng nhiều khả năng, nền kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ suy yếu. Trong đó, cứ 10 người thì sẽ có 7 người cho biết tốc độ phân mảnh địa kinh tế sẽ tăng tốc.

WEF Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn

TIN MỚI

Return to top