ClockThứ Năm, 22/08/2024 06:31

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo “đáo hạn ngân hàng lãi suất cao”

TTH - Cơ quan chức năng liên tiếp bắt giữ hoặc đưa ra xét xử tội phạm liên quan đến các nhân viên tín dụng ngân hàng thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuy không mới nhưng thủ đoạn vay đáo hạn ngân hàng ngày càng được biến hóa tinh vi khiến nhiều nạn nhân sập bẫy.

Giả vờ mượn tiền đáo hạn ngân hàng, một đối tượng lừa đảo gần 1,2 tỷ đồngDùng thủ đoạn đáo hạn “sổ đỏ” vay ngân hàng để chiếm đoạt gần 1 tỷ đồngCẩn trọng với chiêu thức lừa đảo “đáo hạn ngân hàng”

 Cơ quan chức năng truy tố một đối tượng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua chiêu thức đáo hạn ngân hàng

Đánh vào tâm lý “hám lợi”

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Nguyễn Thị Lê Na (SN 1981, trú đường Nguyễn Lộ Trạch, TP. Huế), nguyên là cán bộ tín dụng Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế là một ví dụ điển hình.

Do thường xuyên giao dịch, quản lý nợ của anh Võ Nguyễn H. Ph. (trú phường An Đông, TP. Huế) nên Nguyễn Thị Lê Na lợi dụng mối quan hệ này để đưa ra thông tin gian dối là vay tiền nhằm mục đích đáo hạn ngân hàng và cam kết trả lãi đúng thời hạn. Để tạo lòng tin, Na đưa ra mức lãi hấp dẫn trong thời hạn vay 10 ngày, với lãi suất 2.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Đồng thời, Na đã viết “Giấy nhận mượn tiền” để làm tin. Tin tưởng Na, nên anh Ph. đã đưa tiền cho Na vay 2 lần, với tổng số tiền 2,9 tỷ đồng (lần đầu 1,1 tỷ đồng và lần sau 1,8 tỷ đồng).

Cũng với chiêu thức vay đáo hạn ngân hàng với lãi suất cao này, Na chiếm đoạt của chị Hồ Thị Hồng P. (trú phường An Cựu, TP. Huế) - một khách hàng thường xuyên của Na 2 lần với số tiền 5 tỷ đồng (lần đầu 3,5 tỷ đồng, lần thứ hai 1,5 tỷ đồng); đồng thời, chiếm đoạt của chị Lê Thị Tuyết N. (trú phường An Đông, TP. Huế) 2 lần với số tiền 1,5 tỷ đồng.

Từ tháng 10/2022 - 2/2023, Nguyễn Thị Lê Na đã dùng thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhiều người với số tiền 9,4 tỷ đồng, lấy tiền trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân.

Tương tự, mới đây cơ quan công an đã bắt giữ đối tượng Lê Trung Đức (SN 1994, trú tại phường Đông Ba, TP. Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 1,2 tỷ đồng.

Trước đó, do cần tiền đầu tư ngoại hối trên sàn giao dịch EXNESS kiếm lời, Lê Trung Đức (nguyên là nhân viên tín dụng tại Ngân hàng BIDV có địa chỉ ở đường Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc, TP. Huế) nảy sinh ý định mượn tiền của bạn bè, người thân để mua vàng và tiền điện tử Bitcoin trên sàn EXNESS. Bằng thủ đoạn giả vờ mượn tiền để đáo hạn các khoản vay ngân hàng, Đức đã mượn của bạn bè tổng số tiền gần 1,2 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.

Hết sức cảnh giác

Theo tìm hiểu, một số vụ đã được cơ quan chức năng khởi tố điều tra, đưa ra xét xử về hành vi lừa đảo, nhưng vẫn còn nhiều vụ việc khác được nạn nhân tố cáo đến cơ quan chức năng vì cho rằng bị chiếm đoạt tiền. “Sóng ngầm” từ đáo hạn ngân hàng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Cạm bẫy cho vay tiền đáo hạn ngân hàng với lãi suất cao, dù được cảnh báo nhưng nhiều người vẫn “sập bẫy”, đến khi nhận ra thì mọi việc đã quá muộn. Không chỉ mất tiền bạc, mà còn phải mất nhiều thời gian và công sức đi lại kiện tụng để đòi lại tài sản. Trước những lời đề nghị hấp dẫn, mỗi người dân phải chủ động nâng cao ý thức cảnh giác, tỉnh táo để tránh sập bẫy.

Theo cơ quan chức năng, loại tội phạm này không nhiều so với các loại tội phạm khác, song hệ lụy gây ra lại nặng nề, bởi số tiền trong từng vụ án thường rất lớn, thời gian vụ việc kéo dài. Hành vi phổ biến của loại tội phạm này là đánh trúng vào tâm lý hám lợi, tin tưởng của nhiều người từ việc được trả lãi suất cao, hoặc thông qua hợp đồng kinh doanh hoặc dựa trên mối quan hệ quen biết để chiếm đoạt tài sản.

Phương thức phạm tội của những đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn “vay đáo nợ ngân hàng” rất tinh vi. Khi vay tiền các đối tượng thường đem theo số tiền mặt trả tiền lãi trước cho các nạn nhân. Ngoài cái “mác” là cán bộ tín dụng của ngân hàng, các đối tượng thường dựng lên màn kịch có nhiều nhà, đất, đi xe sang để củng cố niềm tin.

Nhằm giúp cho người dân tránh rơi vào bẫy “cho vay tiền để đáo hạn ngân hàng”, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền để mọi người thấy mức độ nguy hiểm của việc đứng ra cho vay đáo hạn ngân hàng. Đồng thời, có biện pháp xử lý thật nghiêm đối với những đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản...

Bài, ảnh: THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác với bệnh Whitmore

Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas Pseudomallei) đã bị lãng quên, nhưng mới đây đã có trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Cảnh giác với bệnh Whitmore
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

Theo dự báo từ Công an TP. Huế, tình trạng trộm cắp tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Qua đó, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng, tránh để tự bảo vệ tài sản.

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

TIN MỚI

Return to top