ClockThứ Ba, 11/12/2018 09:45

Chở che đúng cách

TTH - Lâu lắm mới ghé lại ăn điểm tâm ở quán bún của chị Vui, vậy mà tôi vẫn dễ dàng nhận ra khuôn mặt rạng ngời của chị. Biết tôi đang đoán già đoán non, chị chỉ tay về phía cậu con trai út tên Bình đang phụ mẹ gắp bún vào tô, rồi khoe: “Cháu vừa trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, ăn tết xong là nhập ngũ, chừ tới đó còn vài tháng, hắn nói ở nhà đỡ đần mẹ”.

Nhà chị Vui ở phường An Đông, chẳng hiểu duyên nợ thế nào mà nồi bún của chị bén duyên với vùng đất Phủ Cam đến nay đã gần 20 năm. Chồng chị trước đây là thợ xây, cứ tưởng chỉ cần vợ chồng tảo tần dù không giàu có nhưng cũng đủ để nuôi 3 đứa con đầy đủ, ăn học đến nơi đến chốn. Nào ngờ, cách đây 8 năm, khi các con của họ còn chưa trưởng thành thì anh bị tai nạn, dù thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng lại không còn khả năng tự chăm sóc bản thân. Nguồn thu nhập từ gánh bún lo cho 5 miệng ăn và thuốc thang của chồng suốt đời là cả sự cố gắng ngoài khả năng của chị. Vẫn biết mình không đủ điều kiện cho các con học đại học, nhưng một mặt cố gắng, một mặt chị luôn động viên các con cùng mẹ vượt qua số phận; nhờ vậy, con trai lớn của chị sau khi học xong trung học phổ thông thì nhập ngũ và đã được ở lại công tác trong quân đội; con gái thứ hai học xong lớp kế toán giờ cũng đã tìm được việc làm ổn định tại một khách sạn tư nhân. Nhưng thằng út thì không được suôn sẻ như anh chị nó. Học chưa hết trung học cơ sở, Bình cương quyết bỏ học để ra Hà Nội học may. “Sáng dạ và khéo tay” là nhận xét của thầy giáo dành cho Bình giúp chị Vui được an ủi phần nào. Sau một năm học nghề, Bình được về phép thăm mẹ, niềm vui nhỏ đến với chị chưa được bao lâu thì chuyện động trời xảy ra. Chỉ vì mấy đêm cho phép con đi chơi với bạn bè cùng xóm thì thấy công an khu vực vào đưa nó lên đồn điều tra. Hỏi ra mới biết, mấy đêm rồi Bình là đồng phạm của nhóm trộm vặt trong xóm. Vì mới phạm tội lần đầu và chỉ là đồng phạm nên mức án dành cho Bình là 1 năm cải tạo không giam giữ và bị quản thúc tại địa phương.

Suốt thời gian con trai thực hiện thi hành án, chị Vui tìm mọi cách giữ nó bên mình. Ban ngày phụ mẹ bán bún, chợ búa hay phương việc gì chị cũng tìm cách dỗ dành để nó theo cùng. Một năm rồi cũng trôi qua, nhớ mới hồi đầu năm, tôi hỏi thăm khi không thấy cậu bé ở quán, chị Vui thở dài kể thật và cho biết Bình đã chấp hành xong án phạt và đã ra Hà Nội tiếp tục học nghề thợ may. Chị Vui trải lòng: “Biết là hắn thích nghề may, nhưng một mình ở xa không biết có khôn ngoan ra không, chứ dại dột thêm lần nữa chắc chị cũng hết sức rồi”.

Đoán được mẹ đã kể chuyện về mình cho tôi nghe, Bình cười bẽn lẽn: “Con cũng đắn đo lắm, đang dịp tết hàng nhiều lẽ ra phải tranh thủ trở ra phụ mà trả ơn cho thầy. Nhưng, nghĩ đi nghĩ lại thấy thương mẹ nên ở lại giúp được gì thì giúp. Phần mong mẹ bớt gánh nặng phần cũng để mẹ vui”.

Bằng tình thương yêu và sự cố gắng của mình, chị Vui đã không để con trai trượt dài với những sai trái và nhanh chóng tìm được hướng đi đúng. Điều này càng khiến tôi hiểu ra rằng, sự chở che con đúng cách là điều cần nhất ở người mẹ.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương con đúng cách

Trên thế giới, có những tỉ phú dành phần lớn tài sản để làm từ thiện, trong khi chỉ để cho con một phần nhỏ số tài sản họ có được, dù phần nhỏ ấy đủ để con sống sung sướng. Họ giải thích việc làm này là muốn con tự lực khẳng định mình, không muốn chúng dựa dẫm bố mẹ rồi lười biếng, hư hỏng. Thương con như thế quả là đáng trân trọng, càng suy ngẫm càng thấy họ có lý và quả thật rất phi thường.

Thương con đúng cách
Thương con ốc suối

Thì cũng là ốc thôi. Nhưng ốc ni “chính hiệu” Bình Điền. Có lên Nam Đông, A Lưới, có về Phú Lộc, Phú Vang cũng không kiếm được con ốc như ri…

Thương con ốc suối
Thương con phải đúng cách

Đã quen những ánh mắt tò mò của người xung quanh nhìn mình, và sự rụt rè trong mỗi bước đi khập khiễng cũng trở thành quán tính với chị.

Thương con phải đúng cách
Ân hận vì thương con không đúng cách

Có những bà mẹ sẵn sằng thắt lưng buộc bụng để… dúi tiền cho con trẻ. Hậu quả, nhiều đứa trẻ sinh đua đòi, hút xách, lún vào nghiện ngập, tù tội. Tại chốn pháp đình, nhiều bà mẹ đã rơi nước mắt ân hận vì thương con không đúng cách.

Ân hận vì thương con không đúng cách
Dở ẹc

Thực hiện quy mô gia đình nhỏ, nhà nào bây giờ cũng chỉ có 1-2 con. Ít nên sinh ra quý, quý thì thương lại càng thương. Cái lẽ thường tình nó như vậy. Tuy nhiên, nhiều nhà thương con thái quá, đôi lúc lại sinh... dở ẹc.

Dở ẹc

TIN MỚI

Return to top