ClockChủ Nhật, 29/05/2016 12:27

Dở ẹc

TTH - Thực hiện quy mô gia đình nhỏ, nhà nào bây giờ cũng chỉ có 1-2 con. Ít nên sinh ra quý, quý thì thương lại càng thương. Cái lẽ thường tình nó như vậy. Tuy nhiên, nhiều nhà thương con thái quá, đôi lúc lại sinh... dở ẹc.

Như trường hợp bà chị tôi. Có đứa con gái, chị cưng hơn trứng. Tuyệt nhiên không cho cháu động tay động chân vào bất cứ việc gì, kể cả nhặt rau, vo gạo, rửa bát... Dạo vừa rồi dẫn cháu về nhà ăn giỗ, mấy bà cô cứ nghĩ cháu mình cũng như “o con gái bình thường”, hét vô bếp, sai làm việc này, việc khác cho vui. Chẳng dè nó cứ lóng nga lóng ngóng. Vậy là các cô “mắng” cho một trận, đuổi ra đỡ vướng chỗ. Mẹ cháu không nói ra, nhưng mặt trông rất nặng, có vẻ không hài lòng (!)

Tôi cũng có người bạn có cô con gái đã vào đại học. Học đại học rồi nhưng không biết giặc áo quần, không biết cả cắm nồi cơm, kho xoong cá, nấu tô canh để ăn khi tới bữa. Vậy là ba mẹ của cháu phải chi tiền, thuê một chị osin đi theo “học cùng”. Chẳng biết sau cô nàng ra trường có làm vương làm tướng gì không. Cũng chẳng biết cha mẹ cháu có giàu mãi để chi tiền chi bạc đỡ tay đỡ chân cho cháu không. Chỉ có điều chắc chắn là sẽ... “hên cực” cho chàng trai nào, gia đình nào rước được cô dâu như nàng. Kiểu thương con như thế nên mới đẻ ra “sản phẩm” như một bà mẹ Huế từng mang con ra khoe trên chương trình “Chuẩn cơm mẹ nấu”. Một cô gái (con của bà mẹ Huế ấy) đã “tra đời”, đã là nghệ sĩ thành danh, vậy mà đập múi tỏi, giần mấy cây sả thôi cũng không làm nổi. Mẹ thì có vẻ tự hào với điều ấy, còn người xem truyền hình thì lại thấy “ngá máu” không chịu được.

Ai có con cũng đều thương, chúng tôi cũng không ngoại lệ. Vợ chồng tôi không sinh được con gái, chỉ có 2 chàng đực rựa tuổi ăn chưa no lo chưa tới. Nhưng mẹ cháu hét ra trò, mỗi thằng mỗi việc, hết việc này phải tập làm việc khác. Quét nhà, lau bàn ghế, gấp áo quần, nhặt rau, vo gạo nấu cơm, rán trứng, ram thịt... “Đồ nớ mẹ phẩy tay trái cái là xong, nhưng tụi con phải làm cho quen, mai này vô đại học nhỡ học xa nhà còn biết tự chăm sóc. Sau nữa còn có vợ con, phải biết ngăn nắp, sắp đặt cho gia đình” - Nghe bà xã lo xa, tôi thấy hơi buồn cười, nhưng hoàn toàn ủng hộ. Và mấy thằng nhóc nhà tôi bây giờ nói chung là sai được, nhờ được.

Có thể có người cho rằng tôi quá căng ke, quá cổ lỗ. Nhưng với... vụ này, tôi vẫn xin bảo lưu ý kiến.

Thượng Bích

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước

Ngày 21/11, Thượng tá Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Công an huyện Quảng Điền cho biết, lực lượng Công an huyện đã kịp thời ứng cứu 3 người trong 1 gia đình bị đuối nước tại xã Quảng Vinh.

Kịp thời cứu 3 người bị đuối nước
Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình

Nhờ những biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ và tích cực, số vụ bạo lực ngày càng giảm. Việc hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiến hành kịp thời.

Gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống gia đình
Hoàng hôn chợ làng

Nói đến ông già Chơn bán chiếu ở chợ Bà Sửu, người ta nhắc ngay tới con Cộc. Cộc là con chó bị người ta vứt ở đống rác phía sau chợ làng, ông Chơn nhặt về nuôi lúc nó mới vài ngày tuổi, còn chưa mở mắt. Nghe đâu tình cờ gặp bữa chiếu ế chẳng bán được chiếc nào, ông gánh đi quanh, rao khản cả tiếng cũng chẳng ai mua. Vừa mệt vừa rã hai cái cẳng, ông quảy cái gánh ra về.

Hoàng hôn chợ làng
Bên ngoài ô cửa có mây bay

Cơn đau bất ngờ ập đến khiến cả người Trúc toát hết mồ hôi lạnh. Cô đưa tay giật chiếc khăn trùm vướng víu trên đầu. Từng giọt mồ hôi túa ra như hạt đậu trên chiếc đầu không còn một sợi tóc của Trúc.

Bên ngoài ô cửa có mây bay
Return to top