ClockThứ Ba, 15/11/2022 14:43

Cùng bảo tồn động vật hoang dã

TTH - Từ đầu năm đến nay, có gần 100 cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm, nguy cấp được người dân phát hiện, tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng thả về môi trường tự nhiên.

Ra mắt Quỹ Bảo tồn loài nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6Ra mắt “Thư viện hoang dã”Thay đổi hành vi hướng đến bảo tồn rừng, động vật hoang dã“Bảo vệ môi trường và động vật hoang dã”

Người dân tự nguyện giao nộp động vật rừng

Ý thức từ cộng đồng

Ông Nguyễn Mạnh Long ở đường Bà Triệu, TP. Huế chia sẻ, một thời ông không hề quan tâm đến ĐVHD hay chuyện bảo tồn các loài động vật này. Gần đây, thông qua các phương tiện truyền thông, ông Long ý thức được rằng việc phải bảo tồn sự sống các loài ĐVHD chính là bảo tồn sự sống của muôn loài và con người. Mới đây, khi phát hiện hai cá thể rùa và cầy vòi hương trong vườn nhà, ông Long đã báo với cơ quan chức năng đến giải cứu và thả về môi trường tự nhiên. Hai cá thể động vật này được xác định là rùa hộp trán vàng miền Trung và cầy vòi hương đều là ĐVHD quý hiếm, trong sách đỏ Việt Nam.

Ông Trần Văn Hùng ở thôn Đông Hòa, xã Bình Tiến (TX. Hương Trà) thừa nhận, gần đây ông mới ý thức được việc nuôi nhốt, săn bắt ĐVHD quý hiếm là vi phạm pháp luật. Vì vậy ông đã báo tin đến kiểm lâm, tự nguyện giao nộp một cá thể khỉ đuôi lợn và một cá thể khỉ mặt đỏ để thả chúng về môi trường tự nhiên. Sau khi tiếp nhận, nuôi dưỡng, Hạt Kiểm lâm (HKL) TX. Hương Trà đã thả các cá thể khỉ về môi trường tự nhiên.

Liên tiếp những ngày đầu tháng 11, thông qua nguồn tin báo từ người dân, lực lượng kiểm lâm tiếp nhận, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên nhiều cá thể ĐVHD quý, hiếm. Tính riêng các ngày 4-5/11, các đơn vị kiểm lâm thả một cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung (tên khoa học Cuora bourreti), nặng 1kg và cá thể cầy vòi hương (tên khoa học Paradoxurus hermaphroditus), nặng 2,5kg; một cá thể khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), trọng lượng 8kg và một cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), nặng 9kg. Các cá thể động vật này đều thuộc nhóm IIB, IB, quý hiếm, nguy  cấp nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế, ông Lê Nhân Đức thông tin, tính từ đầu năm đến nay, riêng trên địa bàn TP. Huế có hơn 50 cá thể động vật rừng được người dân báo tin giải cứu, tự nguyện giao nộp. Đặc biệt có những trường hợp là các em học sinh nhỏ tuổi cũng đã chủ động liên hệ để giao nộp ĐVHD. Điều đó cho thấy, việc quan tâm ngày càng lan tỏa và sự vào cuộc của người dân, cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn ĐVHD.

Cần thay đổi hành vi

Ông Nguyễn Hữu Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Phó Giám đốc Ban Quản lý DA VFBC tỉnh thông tin, DA VFBC là một trong những chương trình, DA quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại 700 ngàn ha rừng thuộc 5 tỉnh và hai vườn quốc gia, trong đó có Thừa Thiên Huế. Chi cục Kiểm lâm tỉnh cam kết tăng cường phối hợp với WWF - Việt Nam và các cơ quan liên quan, kêu gọi cộng đồng cùng chung tay trong các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; đặc biệt nâng cao nhận thức, hướng đến thay đổi hành vi, không săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ ĐVHD.

Bà Nguyễn Thúy Hằng, Trưởng tiểu hợp phần Giảm cầu tiêu thụ ĐVHD, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, WWF - Việt Nam đánh giá, Việt Nam và Thừa Thiên Huế nói riêng có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác tài nguyên rừng, chuyển đổi mục đích rừng và đất thiếu quy hoạch trong nhiều thập kỷ qua, khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Các nguyên nhân này cùng với các hoạt động săn bắt và buôn bán trái phép các loài ĐVHD dẫn đến nhiều loài động, thực vật bị đe dọa nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Kết quả khảo sát về tiêu thụ thịt ĐVHD do WWF - Việt Nam thực hiện trong năm 2021-2022 cho thấy, các quán ăn, nhà hàng là mắt xích chính trong chuỗi cung ứng thịt ĐVHD. Khoảng 50% sản lượng thịt ĐVHD được đưa đến người tiêu dùng tại các địa bàn khảo sát thông qua kênh nhà hàng. Riêng đối với các loài chim hoang dã, đặc biệt các loài chim di cư, tình trạng săn bắt, tiêu thụ vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật.

Cuối tháng 7 vừa qua, Dự án (DA) Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ, phối hợp với WWF - Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức phổ biến pháp luật về bảo tồn ĐVHD và ký cam kết với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có gần 70 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh chim hoang dã trên địa bàn tỉnh đã ký cam kết chung tay bảo tồn các loài ĐVHD. Điều này cho thấy, các hộ kinh doanh đã nhận thức được tầm quan trọng của ĐVHD đối với việc giữ gìn hệ sinh thái, bảo vệ sự phát triển bền vững của nhân loại và tuân thủ quy định của pháp luật.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực Huế đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong, ngoài nước và mới đây, UBND TP. Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế
Thả cá thể vích biển 70kg về môi trường tự nhiên

Chiều 10/8, ông Phan Viết Phúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc cho biết, lực lượng chức năng phối hợp với người dân vừa thả một cá thể vích biển khoảng 70kg về môi trường tự nhiên.

Thả cá thể vích biển 70kg về môi trường tự nhiên
Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của người dân mỗi địa phương. Đối với cây di sản trong trường học, việc lan tỏa giá trị cây di sản gắn với các hoạt động thiết thực cho học sinh càng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học

TIN MỚI

Return to top