ClockThứ Năm, 26/08/2021 10:43

Soi mình vào sự hy sinh thầm lặng của tuyến đầu

Căng mình nơi tuyến đầu

Trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư này, lượng công việc mà những cán bộ, nhân viên y tế phải đảm đương vô cùng lớn. Dường như những người mặc áo blouse trắng không có ngày nghỉ, họ phải tạm gác chuyện riêng để tập trung cho nhiệm vụ chống dịch COVID-19. Nhiều người phải làm việc xuyên đêm với bộ đồ bảo hộ nóng bức để đi truy vết các ca bệnh trong cộng đồng. Nhất là những ngày Huế đón nhận bà con xa quê, hay những ngày gần đây dịch COVID-19 lây lan ở một số xã của các huyện Phong Điền, Phú Lộc, A Lưới...

Cùng với lực lượng y tế, những đội quân trên tuyến đầu chống dịch khác, như công an, quân đội đoàn thanh niên, phụ nữ, giáo viên… góp sức miệt mài làm việc, không ngại khó khăn, vất vả với mục tiêu dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát, cuộc sống sớm trở lại với trạng thái bình thường. Khó có thể diễn tả hết bằng lời sự hy sinh của lực lượng tuyến đầu chống dịch trong thời điểm này, khi “cuộc chiến” với “giặc” COVID-19 ngày càng căng thẳng.

Mấy tháng nay, Thừa Thiên Huế nỗ lực dùng các giải pháp để tạo vùng xanh (vùng miễn dịch) trong cộng đồng thì hiện nay vẫn còn không ít người có tâm lý chủ quan, chưa thấy được hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh nên thiếu hợp tác với nhân viên y tế trong việc truy vết các ca bệnh.

Mỗi ngày đọc báo, xem ti-vi đều thấy địa bàn này, xã kia vẫn có trường hợp vi phạm phòng chống dịch COVID-19. Người thì từ vùng dịch trở về trốn né cách ly tập trung, lái xe vận chuyển hàng hóa thì vào địa bàn không đúng quy định... Hay câu chuyện mới đây xảy ra ở Lộc Thủy (Phú Lộc) chỉ một trường hợp do không tuân thủ đúng nguyên tắc phòng dịch khi cách ly tại nhà đã làm lây lan dịch ra cộng đồng. Hệ lụy, lãnh đạo địa phương bị đình chỉ công tác. Bản thân đối tượng cũng bị khởi tố vụ án hình sự…

Đáng lo hơn là, bạn tôi-công tác tại Ga Huế thông tin, qua theo dõi giám sát hiện nay trên tuyến đường sắt từ phía nam ra Thừa Thiên Huế còn quá hở. Bạn ước tính rằng hàng ngày có hàng chục trường hợp từ TP. Hồ Chí Minh tìm ra ga Suối Kiết-Bình Thuận (vùng có dịch, đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ) để về Huế. Một số khác lại theo tàu hàng và phần lớn về vào ban đêm nên rất khó kiểm soát. Đã có trường hợp trước khi vào Ga Huế đã trốn tránh, thiếu hợp tác với lượng lực chốt kiểm soát tại Ga Huế để đi cách ly. Đây là một trong những nguy cơ cao khiến dịch COVID-19 lây lan, bùng phát trong cộng đồng không chỉ ở Thừa Thiên Huế mà các địa phương có đường sắt bắc - nam đi qua. Anh bạn nói, lãnh đạo Ga Huế đã kiến nghị đề xuất giải pháp với các ban ngành chức năng Trung ương, địa phương để ngăn chặn nhưng nếu chậm vào cuộc sẽ rất khó lường.

Thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp chỉ một trường hợp không an toàn có thể sẽ khiến cho cộng đồng không an toàn. Không có liều vắc-xin nào hữu hiệu hơn “vắc-xin ý thức” của người dân trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” này. Hãy nhìn những hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu để chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Tìm nữ liệt sĩ trong ảnh

Cách đây khá lâu, trong một lần trò chuyện, anh Hồ Viết Lễ (nguyên Chủ tịch UBND Phú Vang) đã cho tôi xem bức ảnh chụp ở chiến khu cuối năm 1973. Khi tôi hỏi người con gái đứng bên cạnh ông Vũ Thắng (nguyên Bí thư Tỉnh ủy) là ai, anh Lễ cho biết: Đó là chị Lành, đại diện cho xã Phú Hồ tham dự Đại hội mừng công 18 năm thắng Mỹ của quân và dân Thừa Thiên Huế.

Tìm nữ liệt sĩ trong ảnh
Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1: Người anh, người đồng đội tình nghĩa

Khi làm phim “Huế - bản hùng ca Xuân 68”, tôi được các ông: Nguyễn Trung Chính và Phan Nam, lúc ấy đều là Thành ủy viên nằm trong Ban Chỉ huy cánh Bắc của Mặt trận Huế cho biết, tham gia “mở cửa Chánh Tây”, ngoài lực lượng tại chỗ, ta còn phái vào một cán bộ đặc công. Người đó tên là “Hiếu” nhưng họ là gì, quê quán ở đâu các ông không rõ. Mãi đến gần đây, trong một cuộc trò chuyện, khi nhắc đến nhân vật này, nguyên Bí thư Thành ủy Huế Nguyễn Văn Quang thốt lên: “Tôi vừa là đồng đội và là người em thân mến của anh Hiếu!”.

Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1 Người anh, người đồng đội tình nghĩa

TIN MỚI

Return to top