ClockThứ Sáu, 23/12/2022 06:45

Bất thường hay không bất thường?

Người lao động lo lắng về thu nhập, đời sống trước biến động giáChấn chỉnh việc đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầuỦng hộ kinh phí trao tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn

Đóng bảo hiểm xã hội để có nguồn thu nhập khi về già (ảnh minh họa). Ảnh: BẢO PHƯỚC

Chuyện người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Con số người rút bảo hiểm xã hội một lần năm 2022 được nêu ra có người cho là bình thường, có người cho là bất thường, cần có giải pháp.

Điều đáng lưu ý, người có quan điểm “điều này không có gì bất thường” chính là người có vai trò vị trí cao trong ngành bảo hiểm xã hội - ông Chu Mạnh Sinh - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Có lẽ, căn cứ để bảo hiểm xã hội cho là bình thường là vì, điều này không phải bây giờ nó mới diễn ra mà diễn ra từ những năm trước. Cụ thể trong giai đoạn từ 2016 - 2021 có hơn 4 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tính ra năm 2022 tăng 3,7% so với năm 2021.

Khi nói về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng nó có mấy tính chất. Thứ nhất, là tính chất nhu cầu tự thân. Việc đóng bảo hiểm xã hội là “bảo hiểm cho chính người đóng” để có nguồn thu nhập về sau. Thứ hai là tính chất san sẻ, tức là nhiều người lo cho số ít người. Từ đây nó nảy sinh một tính chất nữa của bảo hiểm, đó là, tạm gọi tính “kế tiếp”, tức là khi có người rút bảo hiểm xã hội thì phải có người đóng để bù đắp. Tỷ lệ thay thế này là bao nhiều phần trăm để an toàn hệ thống, có lẽ ngành bảo hiểm xã hội đã tính toán cụ thể.

Một câu hỏi đặt ra và có câu trả lời, đó là, “không có gì bất thường” thì có đồng nghĩa với việc hệ thống bảo hiểm xã hội an toàn hay không. Nếu khẳng định là an toàn thì tỷ lệ người rút khỏi hệ thống bảo hiểm và người tham gia mới được nêu ra sau đây - trong đó cả giai đoạn 2016 - 2021 có 4,06 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, trong khi đó phát triển thêm 4,23 triệu người, có thể xem là một tỷ lệ tốt?

Phó Tổng GĐ Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định là không có gì bất thường, có phải một trong những căn cứ đó chính là tỷ lệ nêu trên. Hiện tượng này đã diễn ra 5 năm rồi (không biết giai đoạn trước là như thế nào), nhưng không nghe nói gì đến tính an toàn của hệ thống bảo hiểm xã hội, tức chúng ta hiểu có thể là yên tâm. Cần thiết phải tính tỷ lệ thay thế thật chuẩn giữa người rút ra khỏi hệ thống và người tham gia vào hệ thống để hệ thống an toàn nhất mới là điều quan trọng.

Thế thì, điều đáng quan tâm nhất là phía người rút bảo hiểm xã hội một lần có ảnh hưởng gì đến đời sống của họ về sau hoặc có ảnh hưởng gì đến an sinh toàn xã hội. Hiểu nôm na, nếu người rút tiền, xài tiền hết rồi… rồi rơi vào nghèo khổ, tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội thì đây mới là điều đáng quan tâm. Còn chuyện, tùy theo hoàn cảnh của từng người, họ rút ra khỏi hệ thống mà làm lợi hơn cho chính họ, chẳng ảnh hưởng gì đến an sinh xã hội… thì chúng ta cũng không phải lo. Ví dụ như họ rút tiền xong chuyển sang làm việc tự do, tạo ra cơ hội tốt hơn, giàu có hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn (chẳng hạn như thông qua thuế) thì điều này chẳng những không lo mà còn lấy làm mừng. Trong nền kinh tế của chúng ta, khu vực lao động phi chính thức chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Khu vực này cũng tạo ra động lực lớn cho phát triển kinh tế.

Có lẽ cần thiết có sự thống kê, đánh giá, phân tính sâu hai mặt nêu trên.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top