ClockThứ Năm, 06/12/2018 06:45

Bổ sung kế hoạch hành động REDD+ giai đoạn 2016-2020

TTH - Kế hoạch hành động REDD+ (PRAP) của tỉnh giai đoạn 2016- 2020 có nhiều hoạt động được bổ sung liên quan đến sinh kế bền vững và mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Đẩy mạnh thực thi sáng kiến REDD+Ngoài chi trả bằng tiền, REDD+ còn nỗ lực tăng số & chất lượng rừngXây dựng kế hoạch hành động REDD+ tại Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh phản hồi ý kiến của đại biểu tại hội thảo

Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+) được coi là một trong những sáng kiến quan trọng góp phần quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng thông qua các hoạt động bảo vệ diện tích rừng hiện có, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao độ che phủ và giá trị của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh.

Ngày 5/4/2017, Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định 419 về phê duyệt Chương trình quốc gia về REDD+ đến năm 2030 - (gọi tắt NRAP), thay thế Quyết định số 799.

Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về pháp lý, nhiệm vụ và khung thời gian, nên việc điều chỉnh, bổ sung PRAP tỉnh Thừa Thiên Huế là cần thiết nhằm bổ sung nhiều hoạt động phù hợp với điều kiện cụ thể trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ trên địa bàn tỉnh.

Được sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2” do Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới, Sở NN&PTNT đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện việc rà soát, cập nhật, bổ sung PRAP cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020. Để triển khai cập nhật bổ sung PRAP đảm bảo các yêu cầu đặt ra, Ban quản lý dự án FCPF tham mưu thành lập 2 nhóm công tác tư vấn điều chỉnh cập nhật PRAP. Với kết quả làm việc tích cực và tâm huyết, nhóm công tác đã tiến hành 32 cuộc tham vấn các cấp từ xã đến huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

Trên cơ sở kết quả tham vấn, nhóm công tác tiến hành tổng hợp, xử lý, bổ sung số liệu theo các hoạt động: hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, tăng cường trữ lượng các-bon và quản lý rừng bền vững, chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+, xác định các rào cản, rà soát khu vực điểm tiềm năng, đề xuất các nhóm giải pháp can thiệp.

Dựa trên đề cương điều chỉnh cập nhật PRAP, nhóm công tác đã rà soát, thống nhất số liệu tham vấn và xây dựng bản thảo PRAP chỉnh sửa đầu tiên sau hơn 3 tháng hoạt động. Bản thảo này được góp ý chỉnh sửa nhiều lần trước khi đưa ra hội thảo cấp tỉnh.

Tại hội thảo tham vấn cấp tỉnh diễn ra ngày 31/8/2018, nhóm công tác đã thu nhận nhiều ý kiến góp ý, bổ sung hoàn thiện bản dự thảo cập nhật PRAP từ các địa phương và ban ngành liên quan.

Sau khi bổ sung và chỉnh sửa các ý kiến tham gia tại hội thảo cấp tỉnh, nhóm công tác tham mưu Chi cục Kiểm lâm tỉnh hoàn thiện hồ sơ PRAP, đề nghị Sở NN&PTNT trình thẩm định trên cơ sở tiếp tục lấy ý kiến thẩm định của các cấp có thẩm quyền về nội dung điều chỉnh PRAP trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ngày 7/11/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2598 về việc phê duyệt điều chỉnh PRAP tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020. So với trước, có nhiều hoạt động đã được bổ sung theo hướng tiếp cận đa ngành đa mục đích, hoạt động can thiệp ngoài ngành lâm nghiệp, liên quan đến sinh kế bền vững và mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH.

Mục tiêu của PRAP nhằm góp phần thực hiện thành công Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2009- 2020, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và mục tiêu giảm phát thải KNK do mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các-bon, quản lý rừng bền vững phù hợp với các nội dung của Chương trình hành động REDD+ quốc gia.

Để thực hiện thành công PRAP trên địa bàn, thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức thực hiện tốt một số nhóm hoạt động chính.

Thứ nhất là nhóm hoạt động nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng. Trong đó, tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng theo hướng phát thải thấp; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bền vững; tăng cường công tác quản trị rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người dân sống ven rừng; tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.

Tổng nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch hành động REDD+ (PRAP) giai đoạn 2016-2020 là 940 tỷ đồng, trong đó từ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững là 546,3 tỷ đồng (chiếm 58,1%), từ chi trả dịch vụ môi trường rừng là 200 tỷ đồng (chiếm 21,2%) và từ chương trình dự án khác (Dự án Trường Sơn Xanh, WWF, FCPF, vốn tự có của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân...) là 193,7 tỷ đồng (chiếm 20,7%).

Thứ hai là nhóm hoạt động nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các-bon rừng, trong đó đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn hướng tới cấp chứng chỉ rừng FSC, bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng theo hướng quản lý rừng bền vững, cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp.

Thứ ba là nhóm hoạt động nhằm hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+, như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính bảng tích hợp phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong giám sát rừng; tập huấn và vận hành hệ thống đo đạc và kiểm chứng, khung giám sát và đánh giá REDD+...

Để thực hiện hiệu quả các nhóm hoạt động nêu trên, các giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới: xây dựng năng lực tiếp cận và tăng cường công tác tuyên truyền về  REDD+, quản lý, thực thi pháp luật, hợp tác bảo vệ và phát triển rừng giữa các tỉnh giáp ranh và nước Lào; thực hiện ổn định quy hoạch ba loại rừng, hoàn thiện giao đất giao rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gần rừng; nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên hướng tới quản lý rừng bền vững; nâng cao chất lượng rừng trồng gắn với đẩy mạnh chế biến tinh, sâu; liên doanh liên kết, mở rộng thị trường nhằm nâng cao giá trị rừng trồng; hoàn thiện chính sách thể chế và ứng dụng khoa học công nghệ.

Bài, ảnh: Nguyên Thi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu

Trong cuộc họp lần thứ 219 vừa được tổ chức tại Paris (Pháp), Ban điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua việc bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO, nâng tổng số công viên địa chất toàn cầu lên 213, thuộc 48 quốc gia trên khắp thế giới.

UNESCO bổ sung 18 địa điểm mới vào Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Return to top