Thế giới

Botswana: Hàng trăm voi chết do chất độc trong nước

ClockThứ Ba, 22/09/2020 14:18
TTH.VN - Tờ Dw dẫn thông tin từ Bộ Động vật Hoang dã của Botswana cho biết độc tố trong nước do vi khuẩn lam (tên khoa học là cyanobacteria) tiết ra có thể là nguyên nhân gây nên cái chết cho hơn 300 cá thể voi ở nước này trong năm 2020.

Singapore: Không nên thay thế khẩu trang bằng bất kỳ vật dụng nào khácGiới chức FED cảnh báo kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái képChính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậuAustralia hoan nghênh Việt Nam dừng nhập khẩu động vật hoang dãĐông Nam Á đối mặt nguy cơ mắc các chủng bệnh zoonotic

Botswana phát hiện khoảng 330 cá thể voi chết bí ẩn. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Cụ thể, nhiều con voi được tìm thấy đã chết một cách bí ẩn tại khu vực đồng bằng Okavango của Botswana từ tháng 3 năm nay. Điều này khiến các nhà bảo tồn gióng hồi chuông cảnh báo và khẩn trương mở cuộc điều tra. Ước tính có khoảng 330 cá thể voi đã chết trong khu vực này.

Các quan chức đã loại trừ khả năng chúng bị giết hại bởi những kẻ săn trộm thường giết voi để lấy ngà. Song các con voi tìm thấy ở đây đều vẫn còn ngà nguyên vẹn. Họ cũng loại trừ khả năng nhiễm độc do bênh than.

Được biết, vi khuẩn lam là những sinh vật cực phổ biến trong nước và đôi khi tìm thấy trong đất. Một số vi khuẩn lam còn tạo ra độc tố đến thần kinh.

Bác sĩ thú y chính Mmadi Reuben thuộc Cục Động vật hoang dã và Công viên Quốc gia Botswana trả lời báo giới rằng vi khuẩn lam đang phát trong các vũng đất trũng hoặc các hố nước.

Số lượng voi chết hiện đã chững lại từ cuối tháng 6/2020, trùng với thời điểm khô hạn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao chỉ có voi và chỉ ở vùng đồng bằng Okavango bị ảnh hưởng. Hiện giới chuyên gia đang tích cực điều tra những giả thuyết hiện có.

Những cái chết tương tự cũng được tìm thấy ở nước láng giềng Zimbabwe.

Tuy không phải tất cả vi khuẩn lam đều có hại nhưng các nhà khoa học cho biết những loại vi khuẩn nguy hiểm với con người và động vật thường xuất hiện nhiều hơn khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Thông tin được đưa ra khi nhiệt độ ở khu vực Nam Phi đang tăng gấp đôi mức trung bình toàn cầu, theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu.

Cũng theo trang Dw, tổng số voi châu Phi đang giảm do nạn săn trộm. Nhưng Botswana, quê hương của gần 1/3 tổng số voi ở lục địa này đã và đang chứng kiến mức tăng lên khoảng 130.000 con. Hiện chính phủ Botswana cho biết họ đang tiếp tục nghiên cứu về sự xuất hiện của loại vi khuẩn độc hại này, nhất là khi vào mùa đông, voi thường tự cung cấp nước chủ yếu bằng cách ăn rễ cây và vỏ cây, đặc biệt là của cây bao báp.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

Sáng 16/3, UBND TP. Huế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (viết tắt là VFBC)” và Đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học WWF-Việt Nam tổ chức lễ phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã.

Phát động Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã
Return to top