Thế giới Thế giới
Burkina Faso tổ chức bầu cử trong bối cảnh lo lắng về bạo lực cực đoan
TTH.VN - Cuộc bỏ phiếu bầu cử tổng thống và quốc hội của Burkina Faso đang bị cản trở ở nhiều nơi trước những lo ngại về các cuộc tấn công liên tục của những kẻ cực đoan liên quan đến al-Qaida và nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Người dân Burkina Faso đi bầu cử thổng thống và quốc hội trong mối lo lắng về bạo lực gây ra bởi các phần tử cực đoan. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo ông Halidou Ouedraogo - Chủ tịch của Codel, một tổ chức địa phương giám sát các cuộc bầu cử, hai điểm bỏ phiếu ở thủ đô Ouagadougou cũng không mở cửa.
Một số thị trấn hoàn toàn không thể tiến hành bỏ phiếu, bao gồm Bartiebougou và Tin Akoff, nơi 14 binh sĩ đã thiệt mạng trong một cuộc phục kích của IS hồi đầu tháng, ông Newton Ahmed Barry - Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Độc lập Quốc gia, nói trong một cuộc họp báo hôm Chủ nhật.
“Lý do chủ yếu là an ninh và cũng không thể tìm được người quản lý các điểm bỏ phiếu,” ông Barry nói. Ngay cả khi quân đội có thể bảo vệ khu vực này, ủy ban bầu cử cũng không có nhân viên sẵn sàng đến đó. Các điểm bỏ phiếu khác vẫn đóng cửa vì mọi người bị đe dọa.
Cuộc bầu cử này là một thử nghiệm lớn đối với nền dân chủ non trẻ của quốc gia này khi đối mặt với các cuộc tấn công của chủ nghĩa cực đoan đang gia tăng. Các chuyên gia Burkina Faso nói rằng bạo lực và đe dọa cho thấy khả năng kiểm soát và tính hợp pháp của chính quyền thực sự bị hạn chế như thế nào.
Ông Alex Thurston, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Cincinnati (Mỹ) cho biết bất kỳ ai “chiến thắng (cuộc bầu cử) sẽ đối mặt với thách thức không chỉ là khôi phục an ninh mà còn làm cho người dân Burkina Faso thấy rằng mọi công dân đều quan trọng”.
Theo các quan chức bầu cử, bạo lực đã khiến hơn 1 triệu người phải chạy nạn và chia cắt các vùng lãnh thổ của đất nước, khiến ít nhất 166.000 cử tri mới không thể đăng ký bầu cử.
Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)
- Thái Lan: Tiêm chủng cho 19 triệu người trong giai đoạn đầu tiên (28/01)
- CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động hàng đầu châu Á trong đại dịch (28/01)
- New Zealand có thể đóng cửa biên giới cho đến hết năm 2021 (27/01)
- Chính quyền Mỹ đặt mua thêm 200 triệu liều vắc-xin Covid-19 (27/01)
- ASEAN-Nga tăng cường hợp tác, nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược (27/01)
- Mỹ đặt mục tiêu có đủ vaccine Covid-19 cho người dân vào mùa hè (27/01)
- Trung Quốc – New Zealand ký kết nâng cấp thỏa thuận thương mại tự do (26/01)
- Nhật Bản phải đảm bảo 4 tiêu chí để tổ chức Thế vận hội Tokyo (26/01)
-
Thái Lan: Tiêm chủng cho 19 triệu người trong giai đoạn đầu tiên
- Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
-
Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Những “cửa ải” Tổng thống Biden phải đối mặt trong ngày đầu cầm quyền
- Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới
- Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ
- Nhiều quốc gia trên thế giới thắt chặt biện pháp ngăn chặn COVID-19
- Câu chuyện của cô gái Việt quyết ở lại Vũ Hán trong suốt 76 ngày phong tỏa
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch
- Đại hội Đảng XIII: Báo chí Ai Cập đánh giá cao thành tựu của Việt Nam
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết