Thế giới Thế giới
Các nhà báo Syria tị nạn vẫn phải đối mặt nhiều nguy hiểm
Theo một báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đưa ra ngày 20/6, các nhà báo Syria tị nạn tại Jordan, Liban và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đối mặt với nhiều mối nguy hiểm sau khi đi lánh nạn chiến tranh và xung đột tại quê nhà.
![]() |
Lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria trong chiến dịch chống phiến quân ở ngoại ô thị trấn Manbij, Aleppo ngày 15/6. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Cả nhà báo trong nước cũng như nước ngoài đều bị xem là mục tiêu tại Syria, nơi các lực lượng chính phủ, phiến quân, các nhóm thánh chiến và lực lượng người Kurd đang giao tranh trong cuộc nội chiến kéo dài suốt 5 năm qua.
RSF cho biết hàng trăm nhà báo đã rời khỏi Syria do nguy cơ trở thành mục tiêu của khủng bố và bạo lực cực đoan. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn gặp khó khăn và lo ngại về an toàn của bản thân tại những nước mà họ tị nạn.
Báo cáo của RSF dựa trên việc phỏng vấn 24 nhà báo Syria đang tị nạn ở các nước láng giềng. Theo báo cáo, các nhà báo này phải đối mặt với sự khác biệt về các quy định cũng như điều kiện sống và làm việc, các mối đe dọa đến từ trong và ngoài nước sở tại.
Ngoài những khó khăn trên cũng như mối đe dọa bị tấn công, các nhà báo còn bị hạn chế tự do đi lại, nơi cư trú.
Báo cáo cho rằng quyền được bảo vệ của các nhà báo này đã bị cắt giảm và họ không được tiếp cận sự bảo vệ hợp pháp.
RSF cũng cho rằng việc thừa nhận một cách chính thức và hợp pháp các nhà báo Syria và công việc của họ tại những nước tị nạn sẽ giúp họ tránh được các nguy cơ trên, cũng như tạo một cơ chế pháp lý và hành chính cho hoạt động nghề nghiệp của họ.
Theo Ủy ban bảo vệ các nhà báo, kể từ năm 2013, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã sát hại ít nhất 27 nhà báo, ít nhất 11 người khác mất tích hoặc được cho là đã chết.
Trong khi đó, thống kê của RSF cho thấy ít nhất 51 nhà báo chuyên nghiệp và 144 nhà báo không chuyên đã thiệt mạng kể từ khi xung đột tại Syria bắt đầu năm 2011.
Ngoài ra, còn 50 nhà báo đang bị giam giữ hoặc bị IS hay các nhóm vũ trang cực đoan khác bắt làm con tin, hoặc biến mất không rõ nguyên nhân./.
Theo Vietnam+
- Du lịch hàng không đang phục hồi mạnh, châu Á có xu hướng tụt lại phía sau (18/05)
- Mỹ: Thành phố New York nâng cảnh báo dịch COVID-19 lên mức cao (18/05)
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thị trưởng thành phố San Francisco (18/05)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ