ClockThứ Bảy, 06/03/2021 12:51

Cái bao lì xì đặc biệt

TTH - Tết đã qua nhưng thi thoảng, tôi lại giở để ngắm một cái bao lì xì rất đặc biệt.

Bạn trẻ xuống đường “trao yêu thương”Bao lì xì "style"Phong bao lì xì handmade

Một cái bao lì xì được làm từ tấm lịch cũ với đường dán vụng về và những hình ảnh vui tươi. Một cành mai, một mâm cơm gia đình ấm áp. Và dòng chữ “Về nhà dùng bữa cơm gia đình ấm áp”.

Đó là một trong số những chiếc bao lì xì do các em ở một trung tâm trẻ mồ côi, khuyết tật thiết kế và được những người hảo tâm đặt mua, để giúp các em có một khoản tiền nho nhỏ trong ngày tết. Và hơn thế, để các em được vui. 

Ngày tết, được một người bạn trao chiếc bao lì xì, tôi thấy lòng mình xốn xang, khi nghĩ đến hoàn cảnh những đứa trẻ đã làm nên những chiếc bao lì xì ấy.

Mỗi em một hoàn cảnh. Những hoàn cảnh éo le và nhiều nước mắt hơn nụ cười. Xa cha mẹ, rời ông bà, bỏ căn nhà ấm áp của mình để đến trung tâm, các em đã mang theo hình ảnh và mơ ước về những bữa cơm gia đình đoàn tụ đã nằm lại trong ký ức để mỗi dịp tết lại trổi dậy, cồn cào.

Cách đây mấy năm, đến thăm một trại trẻ dành cho các em có hoàn cảnh đặc biệt, người bảo mẫu kể, qua năm tháng, dần dà, nỗi nhớ người thân, nhớ gia đình trong các em cũng nguôi ngoai. Nhưng cứ dịp tết, chị lại lén lau đi những giọt nước mắt. Là khi một số em có người thân (cô dì, chú bác…) đến đón về ăn tết. Nhưng cũng có em không có gia đình. Thế là những ngày tết, các em cứ đứng ở cửa, ngóng chờ một ai đó…

Có lẽ thế mà những nét vẽ trên những chiếc bao lì xì  thật nhiều yêu thương, thật nhiều lay động. Mỗi chiếc, mỗi hình vẽ là một tâm tình, một sẻ chia, một gửi gắm của những đứa trẻ về những ước ao, khát vọng đoàn viên, hạnh phúc.

Tôi lại nhớ đến một diễn đàn trên báo mạng ngày tết về phong tục lì xì. Đâu đó, nó đã thành một cái tệ, như cách trả-vay; như cách phô trương, thể hiện… Đến  nỗi, một đạo diễn phim tên tuổi phải thốt lên: “Lì xì là cái nợ. Vì tiền lì xì mà tết nhiều người không gặp bạn bè”.

Nhưng nhận chiếc bao lì xì từ chị với 10.000 đồng tượng trưng cùng lời chúc phúc đầu năm, tôi đã cảm được ý nghĩa khác của việc lì xì. Về câu chuyện của những người như chị, đã luôn đồng hành cùng bọn trẻ, như hỗ trợ các em làm những chiếc bao lì xì, hay tận dụng những chiếc chai nhựa để trồng hoa, cây xanh. Về câu chuyện một cô bé bị tật cả hai chân và không nhìn thấy mặt trời. Nhưng nụ cười thì tỏa sáng như thể mỗi bước chân em đi, đất đã nở hoa.

Một nụ cười từ trái tim yêu thương đã được xoa dịu từ những bàn tay sẻ chia như chị…

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top