ClockThứ Ba, 06/03/2018 14:41

Campuchia: tập trung trồng lúa nổi để đối phó với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Tự mọc theo nước, không thuốc trừ sâu và sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, lúa nổi hiện đang là mặt hàng lương thực chủ đạo của Campuchia để tiến đến mục tiêu sản xuất thân thiện với môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu.

EU, UNDP hợp tác để đạt được các mục tiêu phát triển bền vữngLHQ hỗ trợ Việt Nam và châu Á thúc đẩy canh tác, chăn nuôiParis: Trồng rau, nuôi gà trên sân thượngThủ tướng Úc kêu gọi sự hợp tác của các nước trong khu vực

Cậu bé người Campuchia chăn trâu bên cạnh ruộng lúa nổi. Ảnh: CNA

Được biết, trồng lúa nổi là một phương pháp canh tác truyền thống và là biện pháp sản xuất thay thế bền vững cho các nước trong bối cảnh thay đổi khí hậu diễn ra hết sức phức tạp.

Bunthorn, một nông dân trồng lúa lâu năm của làng Tnot, tỉnh Kampong Thom cho biết: “Cho dù nước cao đến đâu thì cây lúa vẫn có thể sống sót và phát triển khỏe mạnh cho đến khi thu hoạch mà không cần đến bàn tay chăm sóc của con người”.

Phát triển trong mùa nước lũ và không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, gạo nổi hay còn gọi là “lúa nước sâu” là mặt hàng chính đem lại lợi mức lợi nhuận cao, nuôi sống nhiều thế hệ người dân ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Riêng Campuchia, phương pháp canh tác này vẫn tồn tại ở khá nhiều địa phương tại vùng thấp như Kampong Thom, Kampong Chhnang, Siemreap, Pursat và Banteay Meanchey...

Đặc điểm chính của dòng lúa nổi là thân cao, chiều dài từ 1-6m và có khả năng thích nghi tốt. Trong ba tháng sinh trường từ tháng 8 đến tháng 10, cây tự hút dưỡng chất từ trầm tích và đậu hạt trên bề mặt nước.

Với những đặc điểm riêng biệt và khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên cao, các nhà nghiên cứu tin rằng người dân ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông sẽ thu được nhiều nguồn lợi khi tiến đến đầu tư sản xuất loại cây lương thực này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top