Thế giới

Cần “nỗ lực toàn cầu” để giải quyết khủng hoảng kinh tế leo thang do COVID-19

ClockThứ Tư, 18/03/2020 07:08
TTH.VN - Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc gia Singapore, ông Lawrence Wong ngày 17/3 nhận định, một “nỗ lực toàn cầu” là cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang gia tăng do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 gây ra, bên cạnh sự phối hợp các biện pháp y tế công cộng.

WHO kêu gọi xét nghiệm COVID-19 trên diện rộngEU sắp đóng cửa toàn bộ biên giới trong 30 ngàyCác nước ASEAN mạnh mẽ trên con đường kiểm soát dịch COVID-19

Người lao động làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Lưu ý rằng, các quốc gia trên thế giới đang "nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình" và nhiều quốc gia đang tích cực theo đuổi các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu, ông Lawrence Wong cho biết: “Thật không may, việc thực hiện tất cả những điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều tác động kinh tế hơn. Bởi vì các biện pháp nghiêm ngặt sẽ dẫn đến nhiều tác động kinh tế hơn”.

"Bởi vì chúng ta cần đảm bảo rằng, trong khi chúng ta giải quyết tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, sự chú ý và nỗ lực toàn cầu cũng cần thiết để giải quyết một cuộc khủng hoảng kinh tế đang gia tăng", Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc gia Singapore nói thêm.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Lawrence Wong lưu ý rằng, các nhà lãnh đạo G7 và G20 đã gặp nhau để thảo luận về sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19.

“Đây là trường hợp khẩn cấp đôi. Đó là một trường hợp khẩn cấp y tế công cộng, đó cũng là một trường hợp khẩn cấp về kinh tế, một cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây là một cuộc khủng hoảng mà tôi nghĩ có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, một cuộc khủng hoảng kinh tế, nơi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn theo một cách rất đáng kể và nơi du lịch, du lịch quốc tế bị đình trệ”, ông Lawrence Wong nói thêm; đồng thời nhấn mạnh rằng, tất cả các nền kinh tế lớn đều “quan ngại”, và một số quốc gia đã thay đổi chính sách tiền tệ.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore, ông Gan Kim Yong cho rằng, các biện pháp được thực hiện tại Singapore bị ảnh hưởng bởi hành động của các quốc gia khác.

"Một số lượng đáng kể các trường hợp của chúng tôi thực sự là những trường hợp từ nước ngoài. Do đó, điều quan trọng đối với chúng tôi là làm việc với các quốc gia xung quanh chúng tôi cũng như xa hơn, để quản lý tốt nhất sự lây nhiễm và lây lan trong mỗi quốc gia”, ông Gan Kim Yong nhận định.

Cũng trong ngày 17/3, Singapore báo cáo 23 trường hợp nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 17 trường hợp từ nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore lưu ý, vài tuần trước, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhóm họp để thảo luận về khả năng phối hợp các nỗ lực chống lại COVID-19. Điều này sẽ tiếp tục được tiến hành, với một số cuộc thảo luận với các Bộ trưởng ASEAN khác được dự kiến tổ chức.

“Tôi nghĩ rằng, hợp tác trong ASEAN là một nỗ lực quan trọng hướng đến hợp tác khu vực. Bên ngoài ASEAN, chúng ta cũng cần phải tìm đến các quốc gia khác để xem cách chúng ta có thể phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi quan điểm và cũng phối hợp nỗ lực tập thể của chúng ta trong việc chống lại cuộc khủng hoảng này”, ông Gan Kim Yong nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNA)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top