Thế giới

WHO: Tỷ lệ tiêm chủng phòng cúm và COVID “cực kỳ thấp” khi số ca nhiễm đang ngày một tăng

ClockThứ Bảy, 13/01/2024 09:19
TTH.VN - Trả lời phóng viên hãng tin Reuters, các quan chức y tế công cộng hàng đầu cho biết tỷ lệ tiêm chủng chống lại các phiên bản virus mới nhất của COVID-19 và bệnh cúm chỉ đạt mức thấp đang gây áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khoẻ trong mùa đông này.

WHO tiền thẩm định vaccine R21/Matrix-M - cột mốc quan trọng trong phòng chống sốt rétWHO kêu gọi hiệp định đại dịch trong năm 2024WHO: Không còn bệnh viện chức năng nào ở phía Bắc GazaWHO bổ sung bệnh viêm họng hoại tử vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên WHO: An toàn đường bộ vẫn là vấn đề cấp bách toàn cầu

 

 Tỷ lệ tiêm chủng phòng COVID-19 và phòng cúm trên thế giới đang giảm mạnh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Nhận định được đưa ra trong bối cảnh tại Mỹ, một số nước châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới, đã có báo cáo về số ca nhập viên gia tăng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trong những tuần gần đây. Tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi cũng tăng lên ở một số khu vực, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của đại dịch COVID-19.

Đối mặt với tình hình dịch bệnh và nỗ lực hạn chế nguy cơ lây lan, chính phủ Tây Ban Nha đã khôi phục yêu cầu đeo khẩu trang khi đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Một số mạng lưới bệnh viện ở Mỹ cũng ra yêu cầu tương tự.

Bà Maria Van Kerkhove, Quyền Giám đốc của WHO về chuẩn bị ứng phó và phòng ngừa dịch bệnh và đại dịch cho biết: “Có quá nhiều người cần sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế đặc biệt vì cúm và vì COVID, trong khi chúng ta có thể ngăn chặn chúng”.

Để làm rõ, bà đã trích dẫn tỷ lệ tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm và COVID-19 cực kỳ thấp ở nhiều quốc gia trong mùa này, đặc biệt là khi thế giới vẫn đang cố gắng vượt qua đại dịch và hạn chế tối đa tác động của COVID.

Trong một ý kiến có liên quan, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và quan chức y tế cho biết, chính phủ các nước đã và đang gặp khó khăn trong việc truyền đạt những rủi ro do COVID gây ra và lợi ích của việc duy trì tiêm chủng khi tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu được tuyên bố vào tháng 5/2023.

Dựa trên số liệu Khảo sát Tiêm chủng Quốc gia của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), chỉ 19,4% người trưởng thành ở Mỹ đã tiêm vaccine phòng COVID trong mùa này, bất chấp có khuyến nghị rằng tất cả người lớn nên tiêm chủng vaccine tăng cường để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh và bệnh trở nặng.

Con số này chỉ nhỉnh hơn với 17% số người trưởng thành tiêm vaccine tăng cường trong giai đoạn 2022 – 2023, dựa trên dữ liệu vaccine thực tế được các tiểu bang báo cáo cho CDC.

Theo CDC, gần một nửa dân số Mỹ trên 18 tuổi đã tiêm phòng cúm trong mùa này, chiếm 44,9%, tương đương với số liệu ghi nhận vào năm ngoái, đạt mức 44%.

Giám đốc CDC Mandy Cohen cho biết trong một bài phỏng vấn: “Chúng tôi cho rằng không phải ai cũng đã tiêm chủng vaccine COVID tăng cường. Mọi người vẫn chưa hiểu rằng COVID vẫn là một căn bệnh nghiêm trọng hơn bệnh cúm”.

Trong tuần kết thúc vào ngày 30/12, cúm chiếm 5,2% số ca cấp cứu tại Mỹ, cao hơn so với 3% số ca cấp cứu do COVID. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do COVID lại chiếm 10,5/100.000 ca, nhiều hơn so với 6,1/100.000 ca mắc cúm.

Hầu hết các loại vaccine tăng cường đang được sử dụng ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều do Pfizer và đối tác BioNTech hoặc Moderna cung cấp.

Cập nhật tình hình dịch bệnh ở châu Âu, cúm đang lây lan với tốc độ cao hơn COVID, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) thông tin. Cụ thể, vào tuần cuối cùng của năm 2023, trong số các mẫu khảo sát, tổng cộng 24% mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với cúm, tăng từ mức 19% ghi nhận trong 2 tuần trước đó.

Chuyên gia về virus đường hô hấp Edoardo Colzani của ECDC nhận định, tỷ lệ này cũng tương đương với các mùa cúm trước, nhưng “hiện khu vực đang đối mặt với COVID-19 như một vị khách không mời mà tới”.

Được biết, ECDC không công bố tỷ lệ tiêm chủng phòng cúm hoặc COVID-19 ở lục địa này, nhưng chuyên gia Edoardo Colzani cho biết, dữ liệu ban đầu cho thấy tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID thấp hơn nhiều so với thời đại dịch.

Ở châu Âu, tiêm chủng phòng COVID mới chỉ được khuyến nghị cho nhóm có nguy cơ cao, đơn cử như người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch. Trong số các nhóm này, WHO cho biết cần phải có phạm vi bao phủ về vaccine chiếm trọn 100%.

Trong khi đó, vì đây chưa phải là một loại virus theo mùa, tỷ lệ nhiễm COVID cũng đang gia tăng ở Nam bán cầu trong mùa hè.

Tháng trước, thế giới ghi nhận 850.000 ca nhiễm COVID mới và 118.000 ca nhập viện do COVID, qua đó đánh dấu mức tăng lần lượt là 52% và 23% so với tháng 11. Tổ chức WHO cũng cho biết thêm rằng, con số thực tế thậm chí có thể cao hơn.

Theo các chuyên gia, vaccine hiện vẫn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, ngay cả khi chúng không ngăn chặn được nguy cơ lây nhiễm.

Dựa trên hồ sơ y tế công cộng khảo sát với người trên 65 tuổi, một nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Y khoa The Lancet của Học viện Karolinska và Bệnh viện Danderyd ở Thụy Điển đã tìm thấy một loại vaccine tăng cường nhắm vào biến thể XBB.1.5, có khả năng làm giảm 76,1% nguy cơ nhập viện do COVID ở những người bị ảnh hưởng bởi các biến thể mới.

Cùng với đó, thuốc ngừa cúm của năm nay được nhiều nhà sản xuất tung ra thị trường cũng được ước tính giúp giảm 52% nguy cơ nhập viện vì bệnh này.

Hiện nay, sự do dự tiêm vaccine COVID đang cản trở khả năng hỗ trợ phòng bệnh. Điều này được thể hiện rõ nhất như ở Italy, chỉ 8,6% dân số đủ điều kiện đã tiêm mũi vaccine COVID tăng cường thứ ba.

Hiện chưa có đủ dữ liệu về bệnh cúm, nhưng một nghiên cứu khoa học của Federfarma, hiệp hội các nhà thuốc Italy cho biết, chỉ 15% người dân Italy đã tiêm phòng cúm vào mùa này, quá thấp so với 20% ghi nhận vào mùa cúm của năm ngoái.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top