Thế giới Thế giới
Canada công bố kế hoạch áp giá carbon vào năm 2018
TTH.VN - Canada sẽ áp đặt một mức giá carbon tối thiểu quốc gia vào năm 2018 nhằm đáp ứng cam kết Paris về biến đổi khí hậu, tờ AFP sáng nay (4/10) dẫn lời Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết.
![]() |
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (giữa) sẽ áp đặt một mức giá carbon tối thiểu quốc gia vào năm 2018. Ảnh: Reuters |
"Tất cả các khu vực pháp lý của Canada sẽ được áp đặt một mức giá về ô nhiễm carbon vào năm 2018. Để làm được điều đó, Chính phủ sẽ thiết lập giá sàn cho ô nhiễm carbon", ông Justin Trudeau tuyên bố trước Quốc hội Canada.
Mỗi tỉnh sẽ lựa chọn cách họ thực hiện việc định giá, ví dụ bằng cách áp đặt thuế carbon hoặc áp dụng một hệ thống cho phép thương mại hóa lượng khí thải cắt giảm (cap-and-trade system), Thủ tướng Justin Trudeau nói thêm.
Chính phủ liên bang Canada đang đề nghị mức giá tối thiểu là 10 đô la Canada (CAD) cho mỗi tấn ô nhiễm carbon vào năm 2018. Tiếp đó, giá tối thiểu sẽ tăng 10 CAD mỗi năm lên tối đa là 50 CAD cho mỗi tấn trong năm 2022.
Được biết, Canada dự kiến phê chuẩn Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu vào cuối tuần này, sau cuộc tranh luận của Quốc hội.
Ottawa chiếm 1,95% lượng khí thải toàn cầu. Theo số liệu thống kê, lượng khí thải carbon của nước này liên quan đến sự nóng lên toàn cầu đã ổn định, với hơn 700 triệu tấn mỗi năm.
Trước đó, Chính phủ của ông Trudeau đã tiếp cận 13 tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada để chia sẻ trách nhiệm về môi trường với Ottawa, nhằm tìm ra một chiến lược khí hậu quốc gia. Tuy nhiên, mỗi khu vực khẳng định họ sẽ điều chỉnh kế hoạch tương ứng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và mục tiêu rất khác nhau ở từng địa phương.
Lê Thảo (Lược dịch từ AFP & Straitstimes)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
- Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP (10/04)
- Hoàng thân Philip, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ Nhị qua đời (10/04)
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ (10/04)
- Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung ứng sản phẩm, linh kiện điện tử từ Việt Nam (09/04)
- Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng (09/04)
- Mỹ và Philippines quan ngại về số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc trên Biển Đông (09/04)
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn (09/04)
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mỹ, Pháp, Nhật gồng mình chống dịch, Anh bắt đầu kế hoạch mở cửa kinh tế
- Bloomberg: Nền kinh tế thế giới có nguy cơ “phân kỳ nguy hiểm”
- Ùn tắc giao thông tại kênh đào Suez đã hoàn toàn được giải tỏa
- Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
- Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầu
- WHO đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus Sars-CoV-2
-
Từ sự cố ở kênh đào SUEZ nghĩ đến tầm quan trọng của vận tải biển đối với thương mại toàn cầu
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN