ClockThứ Ba, 09/10/2012 20:50

Cây hành đứng chân ở Hương An

TTH - Những năm gần đây, nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà đặc biệt là phát triển trồng hành, bộ mặt Hương An (Hương Trà) đã có nhiều khởi sắc.

Bước đầu gặp khó

Năm 2005, UBND xã Hương An (bây giờ là phường Hương An) đã chỉ đạo chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau màu. Bước đầu thử nghiệm trên 1,2 hecta với nhiều loại rau màu khác nhau, như sà lách, cải, hành lá... Hành lá là cây đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ năm 2009, thấy được hiệu quả kinh tế cây hành mang lại, UBND phường quyết định mở rộng diện tích đất trồng hành.
 

Trồng hành ở Hương An

 
Ông Nguyễn Thuận, Chủ tịch UBND phường Hương An, cho biết: “Lúc mới đưa cây hành vào trồng thử nghiệm bà con ở đây phản đối ghê lắm. Họ không muốn mở rộng diện tích trồng hành vì sợ không có đầu ra và lo hiệu quả kinh tế không cao bằng cây lúa. Đến năm 2009, xã tiến hành quy hoạch vùng đất trồng lúa ruộng khô sang trồng hành. Những hộ không thực hiện theo đúng quy hoạch sẽ bị thu đất và cho những hộ khác thuê. Sau gần 10 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến nay đời sống người dân có những bước phát triển đáng kể”.
 
Ông Cao Đình Đức, hội viên hội nông dân Hương An, cho biết: “Khi xã chủ trương chuyển đổi diện tích trồng lúa khô sang trồng hành, chúng tôi bán tín bán nghi. Thậm chí, nhiều lần còn viết đơn kiến nghị lên xã, đòi xã phải cam kết hỗ trợ người dân nếu như mô hình này không đạt hiệu quả. Nhưng khi chuyển sang trồng hành, hiệu quả kinh tế mang lại gấp nhiều lần so với trồng lúa, chúng tôi mới thầm cám ơn chủ trương đúng đắn và hợp lòng dân.
 
 
Hiệu quả ngoài mong đợi
 
Hành lá là cây gia vị, dễ trồng thích hợp với những diện tích đất khô. Hành cũng là một vị thuốc nam được dùng chữa nhiều loại bệnh: ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng... Cây hành lá không mất nhiều công chăm bón mà hiệu quả kinh tế cao.
 
Hiện nay, trên địa bàn phường có 230 hecta đất nông nghiệp, trong đó có 63 hecta đất khô. Diện tích đất khô trước đây làm một vụ lạc, vụ còn lại sạ lúa nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Đến thời điểm này, toàn phường có 40 hecta đất khô được quy hoạch trồng hành lá. Trung bình, mỗi hecta hành lá cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Với một hecta đất khô có thể làm 5 vụ trong đó 3 vụ hành, 1 vụ lạc và một vụ rau màu khác như sà lách, cải...
 
Ông Nguyễn Lành, thôn Cổ Bưu, phường Hương An, cho biết: “Sau khi được hỗ trợ về giống và tập huấn kỹ thuật, chúng tôi bắt tay vào việc mở rộng diện tích đất trồng hành. Hiện nay, tôi có 3 sào đất trồng hành. Nếu giá hành vào khoảng 7 ngàn đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào gia đình thu lãi gần 8 triệu đồng. Đó là chưa kể có những thời điểm giá hành lên từ 15 ngàn đến 20 ngàn đồng/kg. Nhờ trồng hành lá mà gia đình tôi xây được nhà mới khang trang, con cái được học hành đến nơi đến chốn”.
 
Ông Lành còn cho biết thêm: “Khâu chọn và xử lý giống rất quan trọng quyết định chất lượng hành sau này. Cần chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. Lượng giống: tùy chất lượng cây giống, thường cần khoảng 180-240 kg hành giống/1.000m2. Trước khi đưa vào trồng cần xử lý giống đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới. Trước khi nhổ hành giống 1-2 ngày, tiến hành phun Regent 800WP hoặc Map-permethrins 50EC, nếu sâu nhiều có thể xử lý bằng Secure 10EC theo nồng độ khuyến cáo. Đất trồng hành cần được phơi ải, phủ rơm kín mặt liếp trước khi trồng”.
 
Khi được hỏi về hiệu quả từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Thuận không giấu được niềm vui: "Hương An trước đây nghèo lắm, trồng lúa mỗi năm chỉ được 1,5 đến 2 triệu đồng, nhưng giờ mỗi vụ hành bà con thu lợi gấp 3 lần vụ lúa. Đời sống người dân vì vậy được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy nhanh. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của phường trên 8 triệu đồng/người/năm".

Bài ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top