ClockThứ Tư, 03/11/2021 14:12

Cây sâm Bố Chính trên đất Quảng Nhâm

TTH - Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mô hình trồng sâm Bố Chính tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới bước đầu mang lại việc làm ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số, hướng đến xóa nghèo bền vững.

Cây sâm Bố Chính trồng thí điểm ở xã Quảng Nhâm

Được UBND huyện A Lưới giao Trung tâm dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, phối hợp với UBND xã Quảng Nhâm chọn hộ và diện tích đất để trồng thí điểm cây sâm Bố Chính, tháng 2/2021, 12 hộ dân địa phương đã mạnh dạn xuống giống sâm với tổng diện tích là 2ha. Đến tháng 9, mô hình trồng sâm đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Quy trình trồng sâm kéo dài từ 8 tháng đến 1 năm. Lúc này sâm có lượng dinh dưỡng cao nhất và sản lượng sâm đạt yêu cầu.

Sâm Bố Chính là một vị thuốc quý hiếm, có vị ngọt, tính mát, được rất nhiều người ưa chuộng, có nhiều công dụng như: bổ tỳ vị, thanh nhiệt, dưỡng ẩm, bổ máu, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy dinh dưỡng, suy giảm sinh lý… Đồng thời, đầu ra rất ổn định và phù hợp sinh trưởng ở vùng miền núi, đặc biệt là vùng đất đồi, ven sông suối.

A Lưới là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, quỹ đất sạch lớn, độ ẩm cao (ban ngày nắng to, ban đêm sương mù dày đặc) phù hợp cho sâm Bố Chính phát triển mạnh, dược tính cao. Đồng thời, bà con nông dân, dân tộc thiểu số tại địa phương luôn có tính cần cù, chịu thương chịu khó, có tinh thần cải thiện đời sống kinh tế.

Anh Tú, một hộ dân trồng sâm Bố Chính tại xã Quảng Nhâm cho biết, được sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Bố Chính, là năm đầu tiên triển khai mô hình, bà con vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa nắm rõ kỹ thuật trồng sâm nên sản lượng chỉ  50% dự tính ban đầu. Tuy nhiên, đến kỳ thu hoạch thì chất lượng sâm cao, trừ chi phí đầu vào và nhân công, mỗi sào thu được từ 20 đến 25 triệu đồng, lãi hơn nhiều so với trồng lúa, trồng sắn.

Quá trình trồng và chăm sóc cây sâm, bà con thực hiện canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nên dược tính sâm rất cao và đảm bảo an toàn.

Theo ông Trần Đình Dũng, chuyên viên kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới, bước đầu, bà con đã làm chủ được quy trình, nắm bắt được một số kỹ thuật trồng sâm. Sắp tới, mô hình trồng sâm Bố Chính sẽ được triển khai nhân rộng trên địa bàn và các xã lân cận, với tổng diện tích dự kiến khoảng 20ha.

Nhận thấy sâm Bố Chính có thể mang lại nguồn kinh tế bền vững cho bà con các vùng dân tộc thiểu số, Công ty TNHH SBC Hoàng Gia do bà Hồ Nhật Phương làm giám đốc đã hỗ trợ về kỹ thuật và cam kết thu mua với mục đích đảm bảo đầu ra, giúp bà con địa phương yên tâm trong quá trình canh tác. Số sâm sau khi thu mua sẽ được chế biến thành các sản phẩm dược liệu như sâm sấy khô, rượu sâm, mứt sâm… Đồng thời, công ty cũng liên kết với các siêu thị, chuỗi cửa hàng trong và ngoài tỉnh để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Bài, ảnh: Bạch Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chạm khắc trên da mộc

Bằng đôi bàn tay khéo léo cùng những nét chạm khắc sống động, phối màu hài hòa, tinh tế, Ngô Phương Dung (33 tuổi, TP. Huế) đã tạo nên những bức tranh sống động trên chất liệu da mộc. Mỗi chiếc ví, giỏ xách sau khi được cô “thổi hồn” vào đều trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang đậm phong cách và cá tính riêng biệt.

Chạm khắc trên da mộc
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện

Theo dự báo, năm nay, nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, kéo theo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng đột biến, nguy cơ cháy, nổ đường dây đối với hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện thiếu an toàn trong khu dân cư.

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện

TIN MỚI

Return to top