Thế giới

Châu Âu: Mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận

ClockThứ Sáu, 09/09/2022 10:17
TTH.VN - Cơ quan giám sát vệ tinh của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/9 cho biết, mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận của khu vực châu Âu, khi lục địa này chìm trong những đợt sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục, và tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ.

Châu Âu chật vật đối phó với nắng nóng gay gắt và cháy rừngSóng nhiệt và cháy rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí

Người dân ở thành phố Sevilla, Tây Ban Nha đi bộ dưới thời tiết nắng nóng giữa mùa hè năm nay. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo các nhà khoa học, những đợt sóng nhiệt và tình trạng hạn hán đang trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn do vấn đề biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ ở khu vực châu Âu đã ở mức "cao nhất được ghi nhận trong tháng 8 và cả mùa hè nói chung (thời gian được tính từ tháng 6-8)", Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) thông tin.

Cụ thể, các dữ liệu chỉ ra, tháng 8 vừa qua là tháng 8 nóng nhất được ghi nhận trên lục địa châu Âu, đánh bại kỷ lục trước đó được thiết lập hồi tháng 8/2021 với mức nhiệt độ cao hơn 0,4 độ C.

Nhà khoa học cấp cao của C3S, bà Freja Vamborg nhận định: "Một loạt các đợt sóng nhiệt dữ dội trên khắp khu vực châu Âu, cùng với điều kiện thời tiết khô hạn bất thường, đã dẫn đến một mùa hè khắc nghiệt với các kỷ lục về nhiệt độ, hạn hán và cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi tại châu Âu, ảnh hưởng đến xã hội và tự nhiên theo nhiều cách khác nhau".

Các dữ liệu cho thấy, châu Âu không chỉ chứng kiến mức nhiệt độ kỷ lục vào tháng 8 mà còn trong cả mùa hè, trong khi kỷ lục nhiệt độ của mùa hè trước đó chỉ vừa được ghi nhận cách đây một năm, bà Freja Vamborg nói thêm.

Đáng chú ý, ở cấp độ toàn cầu, tháng 8 năm nay cũng là một trong những tháng 8 ấm nhất từng được ghi nhận, với mức nhiệt độ trung bình cao hơn 0,3 độ C so với mức trung bình trong tháng 8 của giai đoạn 1991-2020.

Nhiệt độ trong tháng 8/2022 ở mức tương tự với các mức nhiệt độ của tháng 8/2017 và tháng 8/2021, đồng thời cao hơn khoảng 0,1 độ C so với các mức nhiệt độ được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2016 và năm 2019.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Climate.copernicus.eu)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top