ClockThứ Năm, 09/01/2014 11:03

Chảy máu sách quý

TTH - Sau đồ cổ, những quyển sách quí trong các tủ sách tư nhân tại Huế đang âm thầm ra đi bởi nhiều nguyên nhân: Hư hỏng, mục nát do thời gian; tiêu tán do lũ lụt. Và một lý do khác, không ít chủ sách đành rứt ruột bán sách do tuổi tác, do không có điều kiện bảo quản, không người thừa kế và vì nhu cầu mưu sinh...

Cách đây nhiều năm, trong khuôn khổ chương trình sưu tầm, số hóa sách được Thư viện Tổng hợp tỉnh tiến hành, một số tủ sách tư nhân ở Huế được tiếp cận. Khi ấy, những người làm công tác sưu tầm không khỏi bỡ ngỡ trước vốn sách đồ sộ đang được các gia đình, dòng tộc lưu giữ. Đó là những bộ sách thuốc quí hiếm, những bản Kiều cổ, những tập thơ xưa, những sắc phong... được in trên giấy bổi, giấy long đằng, mộc bản...

Quá trình hình thành đã bồi đắp cho Huế một nguồn tư liệu dồi dào về khoa học, mỹ thuật, y học, văn hóa, lịch sử... với những tác phẩm giá trị mà vì thế, Huế được đặt ngang hàng với Hà Nội, Sài Gòn về phương diện sách.

Nhưng những tủ sách ấy đang ngày càng thưa đi. Sau cơn lũ lịch sử 1999, nhiều tủ sách quí bị nhấn chìm trong lũ. Có những hòm sắc bộ đựng thư tịch cổ tại các đình làng, khi khai mở hãy còn dính chặt bùn đỏ. Tại phủ Tùng Thiện Vương (Huế), hàng ngàn mộc bản để lại dưới thời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, dù hậu duệ đã cố gìn giữ, đến nay nhiều bản đã ẩm mốc. Dấu vết lũ lụt hãy còn lưu lại trên mép nhiều bài thơ của người xưa được khắc tạc trên gỗ.

Và một con đường thất thoát khác, khi những cuộc mua bán sách cổ đang âm thầm tiếp diễn, với những đầu nậu từ hai đầu đất nước và cả ngoại quốc. Khi mỗi cuốn sách có giá hàng chục triệu đồng, mỗi bộ sách có giá hàng trăm triệu đồng thì việc bảo tồn sách quý ở Huế trở thành một thách đố thực sự. Và thật đau lòng khi có những chủ sách ở Huế, đã đành lòng bán đi những tư liiệu quý vì nhu cầu mưu sinh.

Định hướng phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, Chính phủ xác định Huế là một trong những trung tâm lưu trữ quốc gia, sau Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt... Thế nhưng, không ít người lo ngại, với tình trạng bảo quản, thất thoát như hiện nay, nếu không sớm có chính sách hỗ trợ, cơ chế sưu tầm, mua sách từ tỉnh, từ các cơ quan chuyên trách thì đến khi xây dựng cho được trung tâm lưu trữ, e rằng nguồn sách ở Huế đã vơi cạn.

Tiểu Muội
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top