ClockThứ Hai, 02/03/2015 16:04

“Ba bám, bốn cùng”…

TTH - Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các mô hình, dự án giúp nhân dân ở biên giới, hải đảo phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm "ba bám, bốn cùng".

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh bám bản giúp dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống

Mỗi đồn biên phòng trên địa bàn hai tuyến biên giới đều lựa chọn một mô hình giúp dân cụ thể, tránh tình trạng hô hào hoặc dàn trải, thiếu hiệu quả thực tế. Các đơn vị tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở chính trị gắn với mô hình thí điểm phát triển kinh tế ở địa phương. Vừa triển khai nhiệm vụ chuyên môn, các tổ, đội công tác biên phòng tăng cường xuống địa bàn thực hiện phương châm “ba bám, bốn cùng” (Bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào), trực tiếp tham gia cùng với bà con tăng gia sản xuất.
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã trực tiếp làm chủ đầu tư 112 công trình dân sinh, xây dựng 20 mô hình điểm phát triển kinh tế hộ gia đình. Bằng tình thương và trách nhiệm, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã vận động, quyên góp trên 2,7 tỷ đồng xây dựng 54 “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”; 2 công trình dân sinh, xây dựng 42 căn nhà, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vật chất trị giá trên 260 triệu đồng cho nhân dân bản KaLô (Lào) định cư. Đồn biên phòng Nhâm đã tích cực giúp dân bản I Reo - Lào dựng 13 ngôi nhà tại nơi ở mới với hàng trăm ngày công, được lãnh đạo hai tỉnh đánh giá cao. Đồn Biên phòng A Đớt phát động phong trào “Nâng bước đến trường” vận động cán bộ, chiến sĩ nhận đỡ đầu các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong học tập. Năm 2013, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh phối hợp với Báo Sài Gòn giải phóng triển khai thực hiện chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn”, xây dựng và khánh thành bàn giao 20 nhà và 1 trạm quân dân y kết hợp ở địa bàn biên giới, trị giá 1,9 tỷ đồng.
Trên tuyến biên giới biển, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh, VietcomBank chi nhánh Thừa Thiên Huế vận động kinh phí cùng với sự đóng góp ngày công của cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng xây dựng 12 căn nhà tình thương cho các hộ giáo dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên 2 tuyến biên giới của tỉnh; duy trì 10 “Hũ gạo tình thương” mỗi tháng giúp 20 hộ gia đình đặc biệt khó khăn trên địa bàn đơn vị đóng quân mỗi suất 25kg gạo.
Thực hiện chủ trương của Thường vụ Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Biên phòng về xây dựng “Mái ấm chiến sĩ”, bằng nguồn kinh phí của cán bộ chiến sĩ đóng góp và vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã khởi công xây dựng 18 nhà “Mái ấm chiến sĩ” cho cán bộ chiến sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở…
Những việc làm đó đã góp phần chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, tăng cường niềm tin của quần chúng đối với Đảng và chính quyền, củng cố tình đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo và đoàn kết quốc tế.
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh luôn gắn các hoạt động giúp dân phát triển kinh tế với đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ biên giới, được lãnh đạo các địa phương đồng tình ủng hộ, quần chúng Nhân dân tích cực tham gia, mang lại hiệu quả rõ rệt. BĐBP tỉnh tích cực tham mưu phát động các phong trào nhằm nâng cao nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng Nhân dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Tiêu biểu như phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc giới, hơn 500 hộ gia đình và 12 tập thể nhận tự quản 84 km đường biên giới, 38/38 cột mốc biên giới.
Dọc chiều dài biên giới A Lưới, ta sẽ gặp nhiều mô hình trang trại VACR thấm đẫm mồ hôi công sức của cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh. Gia làng Quỳnh Lích, ở thôn Chai, xã Đông Sơn vẫn thường nhắc nhở bà con: “Các anh đã giúp dân mình thoát cái đói nghèo, giúp dân mình làm nhà, dạy dân mình biết ở vệ sinh, chữa cái bệnh cho bản mình giờ không còn sợ con ma rừng nữa… Chúng ta phải biết ơn Đảng, ơn bộ đội”. Gia đình già làng Quỳnh Lích bây giờ đã chia tay với đói nghèo, lạc hậu, từ bỏ phương thức sản xuất du canh du cư, phát triển kinh tế dựa vào rừng, ao thả cá, vườn rau, gia súc gia cầm. Hướng làm ăn, phát triển kinh tế hàng hóa của hộ gia đình này đã thúc đẩy cả bản làng biên giới quyết tâm xóa đói, giảm nghèo.
Những việc làm thiết thực, hiệu quả của BĐBP tỉnh góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Qua đó, thắt chặt thêm mối quan hệ đoàn kết quân - dân nơi biên cương Tổ quốc, góp phần xây dựng và củng cố thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc.
Đại tá Lê Văn Nguyên (Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Điểm sáng doanh trại xanh

Không gian khang trang, hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư, xây dựng chính quy, hiện đại xen lẫn với cây xanh được bố trí hợp lý là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã Hương Thủy.

Điểm sáng doanh trại xanh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Vận chuyển gỗ trái phép không rõ nguồn gốc

Ngày 10/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh cho biết, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An -BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh; Công an phường Thuận An và Hạt Kiểm lâm TP. Huế bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 2m3 gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vận chuyển gỗ trái phép không rõ nguồn gốc
Return to top