ClockThứ Sáu, 03/12/2021 07:15

Nghĩa tình quân dân vùng cao

TTH - Nghĩa tình quân dân trở thành tài sản vô giá của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tại huyện vùng cao A Lưới, tình cảm quân dân yêu thương, gắn bó trong mùa dịch, mùa bão lũ hay các hoạt động của đời sống hiện lên thật sinh động.

Nghĩa tình vùng caoCòn thiếu bền vữngSức trẻ tình nguyện

Cán bộ, chiến sĩ giúp người dân ở A Lưới thu hoạch lúa

Kịp thời

Trong căn nhà được gia cố lại vững chắc, bà Hồ Thị Thìn, trú xã Trung Sơn, huyện A Lưới mãi nhớ câu chuyện thiên tai năm 2020. Mưa bão làm tốc mái nhà khiến bà Thìn lo lắng. Thế nhưng, bão tan, chính quyền địa phương và các lực lượng biên phòng, quân sự, dân quân hỗ trợ từng gia đình dựng lại nhà cửa, căn nhà của bà cũng được khôi phục. Bà Thìn xúc động: “Nhờ chính quyền, nhờ các chú bộ đội mà tôi vượt qua khó khăn. Mùa mưa bão năm nay cũng cảm thấy an toàn”.

Tại huyện A Lưới, không ngạc nhiên khi người dân luôn dành tình cảm đặc biệt với các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng, quân sự. Mỗi khi có khó khăn, các cán bộ, chiến sĩ đều có mặt kịp thời. Như năm nay, mưa bão đến sớm khi nhiều ruộng lúa người dân chưa kịp thu hoạch. Ngay trước bão số 5, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân đã cử cán bộ, chiến sĩ thu hoạch lúa giúp dân trên địa bàn các xã Trung Sơn, Hồng Vân, Hồng Thủy. Thượng tá Nguyễn Trung Sơn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân cho biết, ruộng của những hộ dân này nằm dưới sâu, dễ bị thiệt hại nên cần sự hỗ trợ. Với sự nhiệt huyết, hết lòng với người dân, các cán bộ, chiến sĩ đã giúp bà con thu hoạch kịp thời.

Không chỉ giúp dân trong mưa bão, lực lượng cán bộ, chiến sĩ cũng sẵn sàng giúp dân phát triển sản xuất, làm kinh tế để ổn định đời sống. Tại khu vực bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nặng của huyện A Lưới, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92, Quân khu 4 (đơn vị có nhiệm vụ xây dựng khu Kinh tế - Quốc phòng A So) đã có nhiều việc làm thiết thực giúp người dân vượt qua đói nghèo, tiêu biểu như mô hình phân công đảng viên kết nghĩa, đỡ đầu, giúp đỡ hộ gia đình khó khăn. Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 cử lực lượng phối hợp với các tổ chức, đoàn thể địa phương cùng chung tay hỗ trợ, hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình, đồng thời cử đảng viên phụ trách giúp đỡ từng hộ dân. Sau một thời gian thực hiện, người dân đã quen dần với các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hợp vệ sinh. “Nhờ công lớn của bộ đội giúp kỹ thuật trồng lúa nước, trồng rau, nuôi gà, đào ao thả cá..., nhà mình đã thoát nghèo”, ông Quỳnh Kít, trú tại xã Đông Sơn chia sẻ.

Chung sức 

Hai năm qua, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, trên tuyến biên giới hay các bản làng, hình ảnh lực lượng bộ đội biên phòng, quân sự tích cực trên tuyến đầu chống dịch và hỗ trợ người dân mang lại sự an tâm và bình yên cho cuộc sống người dân. Cùng với 3 chốt liên ngành kiểm soát phòng, chống dịch, các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn huyện A Lưới đang duy trì 36 tổ, chốt (19 chốt cố định, 17 tổ tuần tra lưu động) với nhiệm vụ bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch. Trung tá Hồ Văn Hà, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhâm cho biết, cán bộ, chiến sĩ bám chốt và thường xuyên có các hoạt động tuần tra. Tại các bản làng, cũng có lực lượng tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống dịch.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Tân, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện A Lưới, ngoài các nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập phòng thủ, hỗ trợ người dân khắc phục lụt bão, ổn định cuộc sống, thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã huy động lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch. Khi huyện A Lưới triển khai thành lập các khu cách ly phục vụ cách ly và giám sát y tế cho người dân, lực lượng cán bộ, chiến sĩ và dân quân cũng đáp ứng nhiệm vụ tại các khu cách ly của huyện và các xã, thị trấn. Nhờ công tác kiểm soát tốt, người dân yên tâm thực hiện cách ly, tình hình dịch bệnh cũng cơ bản được kiểm soát.

Đại diện các đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện A Lưới khẳng định, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và nhiệm vụ sắp tới vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ luôn giữ tinh thần thép, hoàn thành các nhiệm vụ.

Ông Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện A Lưới cho biết, trong những năm qua, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng và xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong toàn huyện. Các lực lượng đã triển khai tốt các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; góp phần kiểm soát và đẩy lùi dịch COVID-19.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Return to top