ClockThứ Sáu, 25/02/2022 15:47

Ứng dụng mô hình chăn nuôi, trồng trọt nơi vùng biên

TTH - Đóng quân trên địa bàn biên giới huyện A Lưới, thời tiết khắc nghiệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nắng cháy, nhưng vườn tăng gia của Đoàn Kinh tế Quốc phòng (KTQP) 92 luôn xanh tươi, mùa nào thức nấy.

Những đứa con của lính

Vườn rau xanh mướt bốn mùa của đơn vị

Có dịp ghé thăm Đoàn KTQP 92, giữa tiết trời lạnh, mưa nhiều nhưng vườn tăng gia của đơn vị được phủ kín màu xanh của những luống cải, mồng tơi, xà lách… Diện tích vườn tăng gia khá rộng, với hơn 6.000m2 được tận dụng để trồng rau theo mô hình nhà lưới, vườn giàn, khu vực chăn nuôi, ao cá... theo hình thức liên hoàn, khoa học và quy mô.

Sau giờ làm việc, Đại úy Lê Ngọc Xuân cùng đồng đội chăm sóc vườn tăng gia của đơn vị. “Anh em đơn vị đều sống xa gia đình, quanh năm ở đơn vị, xem đơn vị là nhà nên ngoài thời gian làm việc chuyên môn, chúng tôi cùng nhau chung tay xây dựng doanh trại, vườn tăng gia của đơn vị. Từ chỉ huy cho đến cán bộ đều tích cực tham gia tăng gia sản xuất, chẳng ai nề hà”, Đại úy Xuân chia sẻ.

"Xác định xây dựng công tác hậu cần vững mạnh là một trong những điều kiện quan trọng, thời gian qua, Đảng ủy, chỉ huy Đoàn KTQP 92 chỉ đạo thực hiện công tác tăng gia sản xuất, phấn đấu tự túc đủ nhu cầu rau xanh, thịt, cá, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho đơn vị. Tích cực khai hoang, đẩy mạnh tăng gia, sản xuất để vừa cải thiện đời sống cho bộ đội, vừa phổ biến, chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào học tập, làm theo", Thượng tá Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng phòng Hậu cần – Kỹ thuật cho biết.

Đứng chân trên địa bàn rừng núi huyện A Lưới, quỹ đất dành cho đơn vị tăng gia sản xuất cũng không thực sự màu mỡ, chủ yếu là đất đồi dốc, nhưng với sự cần cù, khéo léo, những ngươi lính Đoàn KTQP 92 đã tự tay cải tạo đất trồng rau và tận dụng các khu đất bằng phẳng để bố trí khu chuồng trại chăn nuôi. Diện tích tăng gia ngày càng được mở rộng, bốn mùa xanh mướt các loại rau theo mùa như đậu bắp, lạc, bí đỏ, đậu cô ve, các loại rau gia vị.

Ngoài ra, đơn vị cũng đang đẩy mạnh mô hình trồng gừng trong bao với hơn 30.000 bao gừng/năm và trồng hơn 1ha dược liệu như hương nhu, cà gai leo và 5ha rừng kinh tế mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống bộ đội.

Năm 2021, đơn vị đã chăn nuôi được 18 con bò, 124 con lợn, gần 600 con gà, vịt, ngan. Ngoài đảm bảo cung cấp đủ nguồn thực phẩm hàng ngày cho cán bộ, nhân viên, đơn vị còn xuất bán ra thị trường. Thu nhập từ nguồn tăng gia, đơn vị đã có thêm kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe về tết và chi ăn thêm tại bếp cho cán bộ, nhân viên gần 600 triệu đồng.

Hiệu quả từ tăng gia sản xuất, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ với nguồn lương thực sạch của Đoàn KTQP 92 đứng chân trên địa bàn huyện A Lưới vừa đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc cán bộ, chiến sĩ, vừa cải thiện đời sống cho bộ đội, vừa ứng dụng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, để tiếp tục chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn bà con học tập, làm theo và nhân rộng.

Bài, ảnh: Thanh Thảo – Thế Công

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi

Hình thành các trang trại có quy mô lớn, các khu chăn nuôi tập trung phù hợp với từng địa phương; phát triển mạnh theo hướng công nghệ cao, an toàn sinh học và bền vững là vấn đề đặt ra trong phát triển chăn nuôi ở giai đoạn mới.

Hướng đến quy mô lớn và an toàn trong chăn nuôi
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

TIN MỚI

Return to top