ClockChủ Nhật, 03/09/2023 14:05

Hơn 30% hộ dân chịu ảnh hưởng do giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao

Theo thống kê, 30,1% hộ gia đình đang phải chịu những ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 5,3% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người.

Giá lúa tăng caoTăng trưởng thương mại toàn cầu sẵn sàng phục hồi trong quý IIIKhủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng làm suy yếu tiến trình giảm nghèoGiá hành tây toàn cầu có thể tăng do Ấn Độ áp thuế xuất khẩu Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Người tiêu dùng chọn mua trái cây tại một siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN) 

Trong 8 tháng năm 2023, 30,1% hộ gia đình đang phải chịu những ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 5,3% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người và 2% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng.

Trên đây là kết quả khảo sát tác động của các sự kiện tiêu cực đến đời sống được các hộ gia đình do Tổng cục Thống kê vừa công bố.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,2% (giảm nhẹ 0,3 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng 7 năm 2023); tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập giảm và không biết là 5,8%.

Các nguyên nhân chính làm cho thu nhập giảm được các hộ gia đình đánh giá là: 37,8% hộ gia đình có thành viên mất việc làm/tạm nghỉ việc; 22,9% hộ đánh giá do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng và 21,9% hộ đánh giá do giá bán các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm.

Cũng trong 8 tháng năm 2023, có 9,9% hộ gia đình được phỏng vấn nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau; trong đó, tỷ lệ hộ nhận được trợ giúp từ họ hàng, người thân là 6,5%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 3,4%; từ các chương trình, chính sách chung của Quốc gia là 3,1%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 1,6% và 0,02% từ các nguồn khác.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đời sống trong 8 tháng năm 2023 của các hộ gia đình. Theo đó, làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,57%.

Trong mức tăng 0,88% của CPI tháng 8/2023 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 01 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong số đó, nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,85% (làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm) chủ yếu do giá xăng tăng 9,85%; giá dầu diezen tăng 15,9% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước; giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,79%; giá xe đạp, xe máy, xe ôtô mới tiếp tục tăng lần lượt 0,42%; 0,12% và 0,16%.

Xếp vị trí thứ hai là nhóm giáo dục tăng 0,96% chủ yếu do năm học 2023-2024 học sinh khối lớp 4, 8, 11 bắt đầu học chương trình sách giáo khoa mới. Giá sách giáo khoa tăng 3,37% so với tháng trước; giá vở, giấy viết các loại tăng 1,17%; giá bút viết các loại tăng 1,03%. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 0,82% do một số trường dân lập, tư thục tăng học phí năm học 2023-2024.

Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,85% (làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm) do giá nhà ở thuê tăng 0,8%; giá dầu hỏa tăng 15,94%; giá nước sinh hoạt tăng 0,93%; giá gas tăng 7%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,78% (làm CPI chung tăng 0,26 điểm phần trăm), trong đó lương thực tăng 3,28% thực phẩm tăng 0,48%.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng cho rằng công tác an sinh xã hội luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện. Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp người có công từ 1.624 nghìn đồng/tháng lên 2.055 nghìn đồng/tháng, tương ứng với mức tăng 26,54%.

Cùng với đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn số 3001/LĐTBXH-TE ngày 03/8/2023 chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Tết Trung Thu năm 2023 bằng Ngân sách Nhà nước và các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm và tặng quà cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng xâu vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh đảm bảo an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm theo điều kiện của từng địa phương./.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất

Sau khi Fed quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, thị trường hàng hóa toàn cầu đã chứng kiến sự tăng giá đáng kể. Động thái này không chỉ giảm áp lực lạm phát mà còn kích thích nhu cầu về nguyên liệu thô, đẩy giá cả từ kim loại quý, năng lượng đến nông sản lên cao.

Giá hàng hóa tăng vọt sau khi Fed cắt giảm lãi suất
Giá xăng dao động nhẹ

Sau phiên điều hành của Liên bộ Tài chính – Công thương, giá xăng ở kỳ điều hành này tăng - giảm trong khoảng chưa đến 100 đồng/lít, trong khi các mặt hàng dầu có biến động mạnh hơn.

Giá xăng dao động nhẹ
Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (28/2), 21 trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV đồng loạt giảm giá. Chỉ số MXV-Index quay đầu giảm 0,51% xuống 2.125 điểm, kết thúc chuỗi tăng hai ngày liên tiếp trước đó. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 3.700 tỷ đồng.

Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới

TIN MỚI

Dụng cụ nhà hàng cũ giao hàng miễn phíDấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế tại 247ExpressTổng hợp các kho hàng trung quốc
Return to top