ClockThứ Ba, 01/12/2020 08:31

Trợ giúp xã hội cho người tâm thần, trẻ tự kỷ

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030.

Xây dựng môi trường nuôi dạy hạnh phúc cho trẻ yếu thếĐịnh hướng đánh giá, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Mục tiêu của Chương trình nhằm huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí đặc biệt là trẻ tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.

70% trẻ em được sàng lọc bệnh tự kỷ

Chương trình phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2025, hàng năm ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 10.000 trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội.

Đồng thời, ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; ít nhất 20.000 người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; ít nhất 10.000 hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

80% người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

Hàng năm, ít nhất 80% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Ít nhất 60% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; ít nhất 60% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế…

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên; nghiên cứu, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội. Trên cơ sở đó, khuyến nghị giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần; thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá…

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Đó là chủ đề buổi đối thoại trực tuyến trao đổi và tháo gỡ trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế giữa UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các sở, ngành với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra sáng 31/10.

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
Tiện ích cho người nộp thuế

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành thuế nhằm tiết giảm thời gian và chi phí cho người nộp thuế (NNT), từ tháng 10/2024, TP. Huế đã triển khai ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile cho 11.000 hộ kinh doanh trên địa bàn.

Tiện ích cho người nộp thuế
Return to top