ClockThứ Bảy, 15/08/2015 14:53

Tàu SAR 412 bị tàu Hải quân Trung Quốc "vây" giữa biển khi cứu ngư dân Việt

TTH.VN - Trong quá trình cứu ngư dân, tàu SAR 412 bị tàu Hải quân Trung Quốc đeo bám và yêu cầu rời khỏi khu vực, nhưng tàu SAR 412 vẫn kiên định để cứu ngư dân Việt.

Sáng 15/8, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) cho biết khoảng trưa nay tàu SAR 412 của Danang MRCC sẽ đưa ngư dân bị nạn trên biển vào đất liền.

Tàu SAR 412 của Danang MRCC trong một lần đi cứu nạn. Ảnh Thùy Linh

Được biết, trước đó vào lúc 07h20 ngày 14/08, Danang MRCC nhận được thông tin: Tàu ĐNa 90426 TS do ông Nguyễn Thương (trú Đà Nẵng) làm thuyền trưởng, trong lúc hành nghề trên biển có thuyền viên Văn Dân (SN 1972) bị tai nạn lao động, gãy dập xương cánh tay phải, gây mất máu nhiều, ngất xỉu.

Nạn nhân đã được Trung tâm cấp cứu y tế thành phố Đà Nẵng (Trung tâm 115) tư vấn sơ cấp cứu ban đầu nhưng vẫn không cầm được máu, Danang MRCC đã yêu cầu thuyền trưởng tàu ĐNa 90426 TS chạy hết tốc độ đưa bệnh nhân về bờ.

Lúc 06h40 ngày 14/8 tàu ĐNa 90426 TS ở vị trí 15048N - 113001E (cách Đà Nẵng 280 hải lý về phía Đông, cách đảo Tri tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa - Việt Nam khoảng 105 hải lý).

Trước tình trạng nguy kịch của nạn nhân, Tổng giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam Nguyễn Anh Vũ chỉ đạo Giám đốc Danang MRCC điều động tàu SAR 412 đi cứu nạn.

Các thuyền viên trên tàu SAR 412 trong một lần diễn tập cứu nạn trên biển. Ảnh Thùy Linh

Tàu SAR 412 rời bến lúc 10h00 ngày 14/08, cùng đi theo tàu SAR 412 có ê kíp Bác sĩ của Trung tâm 115.

Điều đáng nói, trong quá trình cứu nạn ở khu vực giữa đảo Bombay và đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu SAR412 bị tàu Hải quân Trung Quốc đeo bám và yêu cầu tàu SAR412 rời khỏi khu vực.

Tuy nhiên tàu SAR412 vẫn kiên định, không chuyển hướng để nhanh chóng cứu nạn nhân. Đến 22h30 ngày 14/8 tàu SAR 412 thả xuồng tiếp cận tàu ĐNa 90426 TS tại tọa độ 15039N - 111045E , chuyển thuyền viên bị nạn sang tàu SAR412 để bác sĩ sơ cứu và điều trị.

Theo GDVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới

Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế”, do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; nâng cao kiến thức, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo trong tình hình mới.

Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới
Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Trên sóng Trường Sa

Đầu sóng gian nan, có những thẳm sâu yêu thương, nghĩa tình, trách nhiệm, làm nên một thành trì Trường Sa vững chãi, để những đoàn thuyền ngày đêm bám biển yên vui làm ăn, phát triển kinh tế. Và đất liền ấm êm những mái nhà…

Trên sóng Trường Sa
Return to top