ClockThứ Năm, 27/08/2015 14:49

Cách mạng Tháng Tám và câu chuyện đoàn kết tôn giáo

TTH.VN - Đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo để có sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Sau này, cả trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các tôn giáo cũng luôn thể hiện là máu thịt của dân tộc Việt Nam. 

Với khoảng 24 triệu đồng bào có đạo, theo TS Nguyễn Hồng Dương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo: Cần phải phát huy nguồn lực tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. 

TS Nguyễn Hồng Dương.

PV: Thưa ông, sau khi giành được độc lập, trong thành phần của Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào ngày 2/9/1945, người ta rất ấn tượng với việc đứng bên Chủ tịch Hồ Chí Minh là các nhân sĩ, trí thức và đại diện tôn giáo. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về sự kiện lịch sử này?

TS Nguyễn Hồng Dương: Không phải đợi đến khi Chính phủ ra mắt, mà ngay tại Quốc dân đại hội Tân Trào, ngoài các đại biểu dân tộc, trí thức, chúng ta thấy có đại biểu các tôn giáo và Cuộc cách mạng Tháng Tám nổ ra ở Hà Nội và một số các tỉnh thành khác, người ta cũng thấy những giáo sứ, giáo phận, quần chúng theo Phật giáo, Công giáo, Hòa hảo đã chủ động đứng lên cướp chính quyền.

Trong ngày Độc lập 2/9 ở Quảng trường Ba Đình, cùng với toàn dân, toàn quân, người ta thấy có các chủng sinh của Đại chủng viện Xuân Bích, các nữ tu và một số giáo sĩ ở giáo phận Hà Nội. Họ tham gia diễu hành, mít tinh trong những bộ áo chùng đen, tay cầm cờ đỏ sao vàng cùng vẫy chào và hát vang bài Tiến quân ca.

Sau Đại hội Tân Trào, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, sau này chuyển thành Chính phủ chính thức, thành phần có những nhân sỹ, trí thức công giáo. Chẳng hạn như đại biểu công giáo có ông Nguyễn Mạnh Hà. Sau này, khi bầu Đại biểu Quốc hội đầu tiên thì có linh mục Phạm Bá Trực.

Sau đó, linh mục này đã rời bỏ thánh đường lên chiến khu tham gia kháng chiến và ông đã mất trước ngày giải phóng Thủ đô. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cáo phó, giao cho ông Phan Anh đọc, ca ngợi công đức của linh mục Phạm Bá Trực.

Trong Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy đó là Chính phủ của Đại đoàn kết toàn dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo. Chúng tôi cho rằng, đó là một Chính phủ mà trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tiếp tục phải học tập và phát huy.

cach mang thang tam va cau chuyen doan ket ton giao hinh 1
Trong thành phần Chính phủ lâm thời năm 1945 có đại diện tôn giáo.

PV: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra sức mạnh của các tôn giáo và sử dụng họ một cách trân trọng. Và trên thực tế, các tôn giáo đã phát huy vai trò của mình trong 2 cuộc kháng chiến, thưa ông?

TS Nguyễn Hồng Dương: Khác với một số nước có cùng chế độ xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra vai trò của một số tôn giáo. Người đã sớm tập hợp họ trong Mặt trận thống nhất. Ngay sau ngày Tuyên bố độc lập, ngày 3/9, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ là Chủ trương lương giáo đoàn kết. Khi Chính phủ Liên hiệp quốc dân ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ ra mắt ở chùa Bà Đá và Người đã thắp hương dâng lên Đức Phật.

Trong thành phần đại biểu Quốc dân lúc bấy giờ, có các nhà sư mặc áo nâu, các vị linh mục và đại diện của một số tôn giáo khác. Sau đó khi đất nước độc lập một thời gian, thực dân Pháp quay lại xâm lược đất nước ta. Tình thế đất nước như các nhà lịch sử cho là “nghìn cân treo sợi tóc”. Trong tình thế như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì đường hướng đại đoàn kết dân tộc.

Đối với tôn giáo, Người đã thành lập các đoàn thể cứu quốc. Giám mục Lê Hữu Từ - Giám mục Phát Diệm được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã giải quyết rất tốt vấn đề đoàn kết lương giáo, đặc biệt là vấn đề công giáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập những tổ chức công giáo kháng chiến cứu quốc. Trong Đại hội chiến sỹ thi đua ở Việt Bắc, người ta thấy những chức sắc của các tôn giáo được tôn vinh. Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cũng trên tinh thần như vậy, chúng ta đoàn kết chức sắc tôn giáo, cải tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Ở miền Nam, có phong trào Phật giáo, rồi những linh mục ra bưng biền kháng chiến để tiếp tục sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Sau này khi đất nước thống nhất và bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta vẫn tiếp tục kế thừa tư tưởng đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo để có sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PV: Thưa ông, với khoảng 24 triệu đồng bào có đạo, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, chúng ta cần làm gì để phát huy nguồn lực?

TS Nguyễn Hồng Dương: Theo tôi, trong vấn đề đoàn kết tôn giáo hiện nay, Đảng và Nhà nước cần chú trọng một số vấn đề như sau. Thứ nhất về nhận thức, chúng ta nên coi tôn giáo là nguồn lực để phát triển xã hội, tạo nhiều cơ hội để đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo, các chức sắc tôn giáo có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, từ thiện... để họ thấy được vai trò công dân của mình.

Khi tham gia hoạt động xây dựng Tổ quốc như vậy, các chức sắc và tổ chức tôn giáo cũng nâng cao vị thế của mình. Thứ 2, chúng ta cần tiếp tục có sự đối thoại với các tôn giáo để có sự đồng thuận. Đó là lợi ích dân tộc, là mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”./.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy

Ngày 26/4, UBND TX. Hương Thủy tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo trên địa bàn. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò lai sinh sản” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy
Đề phòng lừa đảo, trộm cắp dịp nghỉ lễ

Theo lực lượng công an, nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4 và 1/5/2024, các đối tượng xấu sẽ lợi dụng sự sơ hở của người dân để lừa đảo, trộm cắp tài sản. Do vậy, Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đặc biệt lưu ý với người dân, cần đề phòng, tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn để không để kẻ xấu lợi dụng.

Đề phòng lừa đảo, trộm cắp dịp nghỉ lễ
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top