ClockThứ Ba, 26/01/2021 11:31

100% cơ quan chuyên môn đạt kết quả mức độ I thực hiện Chính quyền điện tử

TTH.VN - Theo kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử (CQĐT) cấp tỉnh năm 2020 vừa được UBND tỉnh công bố, mức độ thực hiện CQĐT trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh ở mức cao, có 5 cơ quan xếp thứ nhất với tỷ lệ thực hiện 100%.

Chính quyền điện tử: Giảm giấy tờ, thời gian, chi phíThúc đẩy hiệu năngVăn phòng UBND tỉnh phải tham mưu lãnh đạo tỉnh những vấn đề mang tính chiến lượcTrao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh với thành phố VinhViệt Nam có những bước đi vững chắc trong triển khai Chính phủ điện tửDuy trì chỉ số sẵn sàng và ứng dụng công nghệ thông tin ở nhóm 5 toàn quốcLấy hình mẫu Chính quyền điện tử của Thừa Thiên Huế nhân rộngSở Thông tin và truyền thông cần dồn sức cho chuyển đổi sốDấu ấn chính quyền điện tử & đô thị thông minhHiện đại hóa nền hành chínhTạo “hứng thú” cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh là điểm đến của nhiều địa phương học tập xây dựng chính quyền điện tử 

Theo đó, 5 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh dẫn đầu xếp hạng mức độ kết quả thực hiện CQĐT gồm Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền Thông, Sở Ngoại vụ; 20/20 cơ quan chuyên môn đạt kết quả mức độ I.

Đối với kết quả xếp hạng cấp huyện, UBND huyện Nam Đông đứng đầu với tỷ lệ thực hiện CQĐT đạt 85,36%, xếp hạng mức độ 2; huyện Phú Vang và huyện A Lưới lần lượt xếp thứ 2 và 3 ở mức độ 3. Duy nhất UBND huyện Phú Lộc chưa đạt, chỉ mới đạt 66,55%.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung hoàn thiện, phát triển CQĐT dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; đảm bảo chỉ số xếp hạng CQĐT luôn nằm ở nhóm dẫn đầu toàn quốc.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phối hợp tốt hơn trong công tác cải cách thủ tục hành chính

Ngày 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Phiên họp thứ 5 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ đến điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước.

Phối hợp tốt hơn trong công tác cải cách thủ tục hành chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách hành chính theo tinh thần '5 đẩy mạnh'

Kết luận phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) vào sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện “5 đẩy mạnh”, với tinh thần “đã bàn, đã thông thì phải thực hiện”, góp phần khơi thông nguồn lực, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Cải cách hành chính theo tinh thần 5 đẩy mạnh
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

TIN MỚI

Return to top