ClockThứ Ba, 18/06/2019 09:01

Hậu quả “yêu” sớm trong giới trẻ

TTH - Nhiều đối tượng ‘‘yêu” nhau, quan hệ tình dục đồng thuận một thời gian dài, họ nghĩ đó là quan hệ nam nữ bình thường. Chỉ đến khi cơ quan điều tra vào cuộc khởi tố vụ án, khởi tố bị can họ mới hiểu được mình đã vi phạm pháp luật.

UNICEF: 115 triệu trẻ em trai trên toàn cầu kết hôn ở tuổi chưa thành niênTrẻ em & những nỗi lo từ phương tiện truyền thông xã hội

Mới đây, Cơ quan điều tra Công an huyện Phú Lộc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Rin (19 tuổi, trú tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) để làm rõ hành vi giao cấu với trẻ em. Rin khai, thông qua mạng xã hội y làm quen với em C, 14 tuổi trú cùng địa phương. Sau 2 tháng yêu nhau, Rin nhiều lần “làm chuyện người lớn” với C. Phát hiện C có biểu hiện bất thường, người nhà báo lên Công an huyện yêu cầu điều tra làm rõ. Theo Rin, do thiếu hiểu biết pháp luật và thấy C cao lớn nên cứ nghĩ… việc quan hệ tình dục nam nữ khi yêu nhau là chuyện thường. Chỉ khi, cơ quan điều tra làm việc, Rin mới biết rõ mình đã phạm tội giao cấu với trẻ em.

Trước đó, Công an TP. Huế đã điều tra làm rõ đối tượng Phan Văn Tuấn Phúc (21 tuổi, trú tại phường Thủy Xuân, TP. Huế) về hành vi giao cấu với trẻ em. Phúc khai: Khi gặp và làm quen với em Võ Thị P. N (dưới 16 tuổi, trú tại phường Phước Vĩnh, TP. Huế), dù Phúc đã có vợ nhưng cả hai vẫn nảy sinh quan hệ yêu đương. Đến khi phát hiện bản thân mang thai, em N kể lại cho bố mẹ biết mối quan hệ của mình với Phúc, sau đó gia đình em N đã viết đơn trình báo sự việc đến Cơ quan công an. Cũng như Rin, Phúc khai: Thấy N cao lớn nên “cứ nghĩ” việc yêu, quan hệ tình dục là… bình thường. Đây chỉ là một vài vụ việc điển hình về phạm tội giao cấu trẻ em trên địa bàn tỉnh được phát hiện và xử lý.

Qua một số vụ việc mà cơ quan điều tra làm rõ liên quan đến hành vi giao cấu với trẻ em cho thấy: Ngoài sự thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng vi phạm thì nguyên nhân cơ bản xuất phát từ bản thân, gia đình người bị hại. Nhiều bậc phụ huynh mặc dù con gái đã dậy thì nhưng vẫn thiếu sự quản lý, giáo dục trong quan hệ yêu đương. Đặc biệt đối với “yêu râu xanh” lọc lõi. Những lời dụ dỗ ngon ngọt cộng với quà tặng vật chất làm cho các em “sập bẫy”. Khi gia đình phát hiện thì mọi việc đã đi quá xa. Không ít phụ huynh phải làm ông bà ngoại “bất đắc dĩ”. Nhiều em, xuất phát hoàn cảnh bố mẹ bỏ nhau, gia đình khó khăn lại thích đua đòi, theo bạn bè nên “yêu sớm”. Cùng với tác động mạng xã hội, phim “đen” lan tràn đã kích thích các em tìm hiểu “chuyện người lớn”. Với nhận thức còn non nớt và đôi khi có phần lệch lạc nên việc nhiều em sa ngã là điều khó tránh khỏi.

Theo Thượng tá Trần Đăng Điền – Phó Trưởng Công an huyện Phú Lộc: Qua điều tra các vụ án liên quan giao cấu với trẻ em, chúng tôi thấy nhiều nạn nhân có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Từ việc không ai giáo dục, quản lý nên các em dễ bị dụ dỗ, sa ngã và lợi dụng. Đây là độ tuổi “nhạy cảm”, nhà trường, gia đình và xã hội cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục các em “vốn sống” cơ bản, nhất là trong quan hệ yêu đương nam nữ. Điều này, giúp các em bảo vệ được mình và trong nhiều trường hợp giúp cho “người yêu” tránh vòng lao lý.

Mới đây, tại TP.Huế, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) phối hợp với Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNODC) tổ chức hội nghị triển khai quyết định số 8316/QĐ-BCA-C02 ngày 26-12-2018 của Bộ Công an về ban hành “Hướng dẫn công tác phòng ngừa nghiệp vụ, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi”.

Hội nghị thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân là do công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa tác động trực tiếp đến đối tượng cần tập trung tuyên truyền, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận thông tin, bất đồng ngôn ngữ nên nhận thức của người dân còn hạn chế.

Hiện nay, để đấu tranh và phòng ngừa hiệu quả hành vi xâm hại tình dục trẻ em nói chung cũng như tội giao cấu với trẻ em nói riêng thì hơn ai hết cần có sự chung tay của toàn xã hội.  Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là công tác quản lý, giáo dục từ nhà trường và gia đình. Cốt lõi nhất là làm sao để các em có ý thức tự phòng ngừa, phòng tránh.                                                 

An Nhiên – V. Thắng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới trẻ ngày càng ít dùng tiền mặt

Với sự nhanh chóng và thuận tiện, những hình thức thanh toán trực tuyến được nhiều bạn trẻ sử dụng thay cho những giao dịch bằng tiền mặt.

Giới trẻ ngày càng ít dùng tiền mặt
Giới trẻ thúc đẩy việc ứng dụng Generative AI ở châu Á - Thái Bình Dương

Các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nắm bắt công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) nhanh hơn nhiều so với các quốc gia tiên tiến, với lực lượng lao động trẻ tuổi và sinh viên thúc đẩy một cách mạnh mẽ việc ứng dụng loại công nghệ này.

Giới trẻ thúc đẩy việc ứng dụng Generative AI ở châu Á - Thái Bình Dương
Bắt tạm giam giám đốc doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép

Ngày 23/5, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh cho biết, vừa phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đối với Nguyễn Lê Quân (trú tại phường Đông Ba, TP. Huế) là Giám đốc Công ty TNHH MTV Tài Phước Đức về tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN)” để điều tra xử lý.

Bắt tạm giam giám đốc doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép
Tự lập sớm nhờ làm mẫu ảnh

Với lợi thế về hình thể, nhiều bạn học sinh, sinh viên bén duyên với nghề mẫu ảnh như một công việc làm thêm. Công việc này tuy vất vả, thăng trầm nhưng nếu đặt đúng chỗ vẫn mang lại nhiều giá trị tốt đẹp, giúp người trẻ trưởng thành, hoàn thiện bản thân.

Tự lập sớm nhờ làm mẫu ảnh
Return to top