ClockThứ Tư, 07/02/2018 05:01
Liên quan bài viết “Những chiến sĩ người Thừa Thiên Huế hy sinh và có thể chưa được công nhận liệt sĩ” trên Báo Thừa Thiên Huế:

Đã có những chuyển động đầu tiên

TTH - Có thể đến nay không còn nhân chứng, không còn giấy tờ, nhưng tên tuổi các anh đã được vinh danh “Trên đài danh dự” của báo Chiến sĩ chẳng phải là một đảm bảo đáng tin cậy...

Tìm danh tính cho liệt sĩ bằng giám định ADNLập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên toàn quốcHương Trà: Trao bằng tổ quốc ghi công cho thân nhân các anh hùng liệt sĩDâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Quảng TrịPhú Đa tọa đàm kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ

Dâng hương tưởng nhớ công ơn các AHLS và nhà cách mạng tiền bối tại Khu tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, ông vừa có cuộc gặp trực tiếp đồng chí Cục trưởng Cục Người có công- Bộ LĐ-TB&XH và nhắc lại về trường hợp các chiến sĩ Vệ Quốc đoàn người Thừa Thiên Huế chiến đấu và hy sinh trên các mặt trận trong khoảng thời gian 1945-1946, được Báo Chiến sĩ (cơ quan Huấn luyện và Tuyên truyền của Giải Phóng Quân Nguyễn Tri Phương- một trong ba tờ báo đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam) vinh danh trên chuyên mục "Trên đài danh dự" của báo. Đồng chí Cục trưởng khẳng định rất lưu tâm trường hợp này. Cục Người có công sẽ cố gắng tập trung làm nhanh và sẽ phản hồi kết quả đến Sở LĐ-TB&XH trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, nhân kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2017), Báo Thừa Thiên Huế (TTH) đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Dương Phước Thu (NNC DPT) với nhan đề "Những chiến sĩ người Thừa Thiên Huế hy sinh và có thể chưa được công nhận liệt sĩ". Bài viết cho hay, trong các chuyên đề, chuyên mục của Báo Chiến sĩ, có mục "Trên đài danh dự"  để tôn vinh những người lính Vệ Quốc đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trên các mặt trận. Trong quá trình nghiên cứu, NNC DPT đã tiếp cận đủ 39 số báo Chiến sĩ và bắt gặp ở đây rất nhiều cái tên được vinh danh "Trên đài danh dự", họ hy sinh lúc còn rất trẻ, đa số chưa lập gia đình.

Danh sách chiến sĩ Vệ Quốc quê Thừa Thiên Huế, hy sinh tại các mặt trận từ cuối năm 1945 đến giữa đầu năm 1946 được đăng trên báo Chiến sĩ bao gồm 65 trường hợp và được Báo TTH đăng lại đầy đủ. NNC DPT bày tỏ: " Chiến tranh kéo dài, đất nước bị chia cắt làm hai miền, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên có thể những người lính anh dũng này chưa được công nhận liệt sĩ. Hy vọng, sau khi nhật báo TTH công bố sẽ giúp được phần nào cho thân nhân của các Anh có cơ sở xác minh, làm thủ tục đề nghị Nhà nước công nhận liệt sĩ để hương linh các Anh dưới chín suối mỉm cười."

Đồng cảm và hy vọng cùng tác giả, nhưng lại nghĩ các Anh hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, nhiều người chưa vợ con, sau hơn 7 thập kỷ, liệu có ai còn thân nhân để làm hồ sơ? Lại sợ các cơ quan hữu trách, trong đó "trọng tâm" là ngành LĐ-TB&XH đôi lúc bận nhiều công việc mà không để ý đến thông tin này, chúng tôi đã gặp, trao đổi với Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Văn Tuấn, đề nghị ông quan tâm phối hợp với Báo TTH, chỉ đạo các bộ phận liên quan tiến hành các thủ tục cần thiết, đúng chức năng nhiệm vụ để rà soát, làm thủ tục công nhận liệt sĩ cho các Anh nếu vì hoàn cảnh mà để tồn sót...

Và rồi, Sở LĐ-TB&XH đã có công văn đề nghị đến Cục Người có công như trên đã đề cập. Công văn số 2632/SLĐTBXH-NCC ngày 28/12/2017 của Sở cho biết, qua kiểm tra hồ sơ lưu trữ tại Sở, có 19 hồ sơ thể hiện liệt sĩ có tên trong bài báo (của DPT) đã được công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, thông tin về ngày tháng năm hy sinh, nguyên quán, nơi hy sinh trong một số hồ sơ không thống nhất hoặc nêu rõ so với danh sách đã nêu trên báo. Có 46 trường hợp không có trong danh sách liệt sĩ hiện đang quản lý tại Sở. Công văn 2632 đề nghị Cục Người có công kiểm tra, trích lục thông tin hồ sơ 65 liệt sĩ theo danh sách nói trên và hướng dẫn giải quyết.

Như vậy là đã có những chuyển động đầu tiên. Việc các Anh đã chiến đấu, xả thân đền nợ nước có thể đến nay không còn nhân chứng, không còn giấy tờ, nhưng tên tuổi các anh đã được vinh danh "Trên đài danh dự" của báo Chiến sĩ chẳng phải là một đảm bảo đáng tin cậy và phù hợp với điểm 3, mục I của Thông tư 14/2002/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ đối với một số trường hợp tồn sót trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến? Những vấn đề còn lại, nếu có "vướng mắc" nào đó về mặt thủ tục, hy vọng cũng sẽ được tháo gỡ nhanh chóng để các Anh sớm được chính thức có tên trong bảng vàng "Tổ quốc ghi công". Đây là trách nhiệm, là việc cần làm và phải làm để tri ân những người đã không tiếc máu xương vì độc lập, tự do của dân tộc.

Các trường hợp tồn sót được xem xét lập hồ sơ liệt sĩ:

...Người hy sinh trong thời kỳ Cách mạng và kháng chiến mà gia đình còn lưu giữ được một trong các giấy tờ như: giấy báo tử trận; trong Bằng Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương, Bảng vàng danh dự, ... hoặc trong danh sách, tài liệu lịch sử của cấp xã, huyện, tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị (có thẩm quyền), ghi nhận là liệt sĩ.

(Trích điểm 3, mục I, Thông tư14/2002/TT-BLĐTBXH)

Bài, ảnh: Hiền An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng

Đọc được bài báo "Sông Hai Nhánh - dấu ấn hào hùng" của nhà báo Phạm Hữu Thu (đăng trên Báo Thừa Thiên Huế số: 9122 và 9123 ra các ngày 25, 26/4/2024), chúng tôi chợt nhớ mấy câu thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm. Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước”.

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng
Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ

Ngày 30/4, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng dẫn đầu đã đến chia buồn, thắp hương viếng mẹ của Binh nhì Hà Văn Mạnh, chiến sĩ Trung đội 6, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Bộ CHQS tỉnh.

Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ
Kiên cường chiến sĩ Trường Sa

Nơi đầu sóng, có biết bao chiến sĩ hải quân đang hi sinh hạnh phúc riêng tư, kiên cường cầm chắc tay súng, để quần đảo Trường Sa là điểm tựa vững chãi cho Tổ quốc.

Kiên cường chiến sĩ Trường Sa
Return to top