ClockThứ Bảy, 05/01/2019 08:37

Đảm bảo hệ thống thống kê bộ, ngành hoạt động thông suốt

TTH.VN - Trong thời gian qua, các bộ, ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã đạt được những kết quả quan trọng trong triển khai công tác thống kê.

Sáng tạo, quyết liệt trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo lập đầy đủ cơ chế chính sách, môi trường pháp lý để hệ thống thống kê bộ, ngành hoạt động đồng bộ, thông suốt và bảo đảm tính nhất quán.

Trong thời gian qua, các bộ, ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã đạt được những kết quả quan trọng trong triển khai công tác thống kê. Cụ thể, khung khổ thể chế cho hoạt động thống kê được tăng cường và tương đối đầy đủ; hệ thống thống kê tập trung từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện đã được củng cố, kiện toàn về nhân lực và cơ sở vật chất, vận dụng nhiều phương pháp mới trong tính toán số liệu thống kê; sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa tổng cục Thống kê với bộ, ngành đã có những bước tiến mới; sản phẩm thống kê ngày càng đa dạng hơn, chất lượng và độ tin cậy của thông tin thống kê được nâng cao...

Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, công tác thống kê bộ, ngành thời gian còn một số hạn chế, bất cập: Nhận thức về vai trò của công tác thống kê ở một số bộ, ngành còn bị xem nhẹ; sự hợp tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành với Tổng cục Thống kê và giữa các bộ, ngành với nhau còn chưa thường xuyên, hiệu quả cao...

Chính vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và Tổng cục Thống kê tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thống kê, Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các Đề án lớn của ngành Thống kê; tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo lập đầy đủ cơ chế chính sách, môi trường pháp lý để hệ thống thống kê bộ, ngành hoạt động đồng bộ, thông suốt và bảo đảm tính nhất quán.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận thức của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đối tượng sử dụng thông tin thống kê và bản thân những người làm công tác thống kê về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Thống kê trong công tác quản lý và điều hành kinh tế - xã hội, thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh, công tác đối ngoại và các nhiệm vụ khác của đất nước.

Các bộ, ngành và địa phương tiến hành kiểm kê, đánh giá đầy đủ các nguồn lực, bao gồm nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của toàn bộ nền kinh tế và của từng địa phương. Năm 2020 tiến hành rà soát, kiểm kê, đánh giá các nguồn lực của nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.  

Đồng thời, khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành phù hợp với quy định của Luật Thống kê; thực hiện nghiêm túc Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia quy định tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ; Chương trình điều tra thống kê quốc gia ban hành theo Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công cần triển khai tốt cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, đặc biệt là 3 bộ tổ chức điều tra riêng là: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao. Bộ Thông tin và Truyền thông đảm bảo tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc Tổng điều tra.

Các bộ, các ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra thống kê, thực hiện bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp, công bố Sách trắng về tình hình doanh nghiệp Việt Nam hàng năm.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông

Phó Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường kết hợp chế độ báo cáo thống kê với điều tra thống kê và khai thác dữ liệu hành chính; phân tích, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ có hệ thống từ trung ương xuống tới các cơ sở ở địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm thông tin thống kê phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của bộ, ngành; hoàn thiện hệ thống dữ liệu thông tin về các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong điều kiện chuyển đổi mô hình về cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Hoạt động phổ biến thông tin thống kê cần thực hiện theo hướng đa dạng hóa hình thức phổ biến; chủ động nắm bắt nhu cầu thông tin và cung cấp, phổ biến kịp thời thông tin thống kê đến đông đảo người sử dụng. Các bộ, ngành thực hiện nghiêm việc xây dựng và ban hành Quy chế phổ biến thông tin thống kê, Lịch phổ biến thông tin thống kê thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; đẩy mạnh hoạt động phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa bộ, ngành với Tổng cục Thống kê và giữa các bộ, ngành với nhau.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác thống kê theo Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 10/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê Nhà nước giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến 2030. Trong đó có một số nhiệm vụ quan trọng: (i) Sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê quốc gia, kết nối với hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành, địa phương; (ii) Sử dụng công nghệ thông minh thay thế phiếu điều tra giấy trong các cuộc điều tra thống kê; (iii) Tích hợp, tiếp nhận hoàn chỉnh các dữ liệu hành chính của một số Bộ, ngành để biên soạn các chỉ tiêu thống kê; (iv) Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn để hiện đại hóa, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng dự báo; (v) Phổ biến thông tin thống kê theo tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại; (vi) Nâng cấp một cách căn bản hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền

Từ khi mô hình camera giám sát an ninh trật tự (ANTT) được triển khai ở Phong Điền đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền
Return to top