ClockThứ Hai, 19/02/2018 20:17

Giữa xuân này nhớ xuân xưa...

TTH.VN - Giữa không khí rộn ràng, nô nức du xuân, không gian trưng bày “Thành Huế - Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” tại Bảo tàng Văn hóa Huế trong những ngày tết là điểm đến làm lòng người lắng lại, cùng nhìn về quá khứ để thêm yêu quê hương, đất nước, trân trọng hơn cuộc sống hiện tại và nỗ lực hơn cho tương lai.

Khắp nơi kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968Đóng góp của quân và dân Hương Trà trong chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968Ký ức không quênMùa xuân quật khởi hào hùng

Với ông Nguyễn Văn Thu, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4, Tết Mậu Tuất 2018 có một ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là thời khắc tròn 50 năm kể từ ngày ông tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Những ngày tết, ngoài đi chúc tết người thân, bạn bè, sum vầy bên con cháu, ông còn dành thời gian đến tham quan không gian trưng bày “Thành Huế - Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” tại Bảo tàng Văn hóa Huế để nhớ về những ngày chiến đấu anh dũng, kiên cường, nhớ về những đồng đội đã ngã xuống trong chiến dịch mùa xuân năm ấy.

Ông Nguyễn Văn Thu (thứ ba, từ phải sang) tham quan phòng trưng bày

Tần ngần trước chiếc radio, máy điện thoại, máy đánh chữ, ống nhòm đã bạc màu, chiếc nồi gang từng được mẹ Hoàng Thị Hai ở Vân Thê, Thủy Thanh nấu cơm nuôi cán bộ chiến sĩ biệt động Thành Huế, những kỷ vật của đồng chí Lê Minh, chiếc bản đồ của đồng chí Hoàng Lanh sử dụng trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, giấy chứng nhận phóng viên tham gia chiến trường trong chiến dịch này của nhà văn Tô Nhuận Vỹ... lòng ông Thu tràn ngập cảm xúc. Với ông, đây là những chứng tích của một quá khứ hào hùng, là tiếng nói thiêng liêng vọng về từ lịch sử.

Ông Thu xúc động nhớ lại: “Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tôi vinh dự được giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng cánh Bắc sông Hương, lúc ấy tôi khoảng 40 tuổi, là Tham mưu phó Quân khu Trị Thiên. Chúng tôi đã chiến đấu hết mình để giữ thành phố 26 ngày đêm... Những hình ảnh, hiện vật trong phòng trưng bày này khiến tôi nhớ đến những khoảnh khắc hào hùng trong đời mình, nhớ những đồng đội thân yêu đã hy sinh trong chiến dịch. Họ đã rất dũng cảm.  Tôi nhớ đến ân tình của nhân dân Thành Huế, lo cho bộ đội từ ăn uống, thuốc men, nuôi dưỡng thương binh... Không có nhân dân ủng hộ thì không thể giữ được thành phố 26 ngày đêm”.

Chiếc nồi gang mẹ Hoàng Thị Hai dùng nấu cơm nuôi cán bộ

Những hình ảnh vừa tấn công vừa nổi dậy của quân và dân ta, những gương mặt thư sinh của thanh niên học sinh Huế lên đường tham gia lực lượng vũ trang, hình ảnh đồng bào dân tộc thu hoạch sắn, gánh gạo ra chiến trường, nhân dân Huế nuôi quân giải phóng... giúp người xem hiểu rõ hơn về tinh thần ngoan cường của chiến sĩ, nhân dân Thành Huế và cả sức sống kỳ lạ của mảnh đất này.

Giới thiệu đến công chúng hơn 100 hình ảnh, tư liệu cùng nhiều kỷ vật, trưng bày chuyên đề “Thành Huế - Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” (diễn ra đến ngày 6/3) tại Bảo tàng Văn hóa Huế là hoạt động tiếp nối chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đây là những hình ảnh, hiện vật đã từng tham gia vào chiến dịch, đa số được Bảo tàng Văn hóa Huế sưu tầm trong suốt thời gian qua. 

Vũ khí được sử dụng trong chiến dịch

Bà Nguyễn Hồng Hoa Tranh, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế chia sẻ: “Chúng tôi đã nghiên cứu các tác phẩm chính thống viết về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 ở Huế để lựa chọn những hình ảnh, tư liệu, hiện vật ấn tượng có thể truyền tải ý nghĩa to lớn của chiến dịch này. Với phòng trưng bày này, chúng tôi mong người dân Huế ngày nay, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lòng yêu nước, những tấm gương anh hùng cùng tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Thành Huế, đặc biệt là chiến công vang dội làm chủ Huế trong 26 ngày đêm, được tuyên dương 8 chữ vàng “Tấn công – nổi dậy – anh dũng – kiên cường”. Từ đó, khơi dậy ý chí, tinh thần cống hiến cho sự nghiệp đổi mới quê hương của người dân thành phố”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày

Sau hơn 5 năm thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã sưu tập được 68 tác phẩm, kinh phí từ ngân sách nhà nước. Năm 2024 này, Bảo tàng dự kiến sẽ đề xuất UBND tỉnh sưu tập thêm 4 tác phẩm. Hội đồng thẩm định tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã họp và thống nhất trình danh sách 4 tác phẩm đề xuất sưu tập. Trong số đó, đáng chú ý có tác phẩm “Cảnh trong vườn” của họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979).

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026:
Thông qua 23 nghị quyết quan trọng

Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 sáng 25/9, HĐND tỉnh đã xem xét, thảo luận, thông qua 23 nghị quyết.

Thông qua 23 nghị quyết quan trọng
“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
Sẵn sàng tâm thế thích ứng, phù hợp trong giai đoạn Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Trung ương

Sáng 30/5, Huyện ủy A Lưới tổ chức quán triệt Nghị quyết chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025. Dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.

Sẵn sàng tâm thế thích ứng, phù hợp trong giai đoạn Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Trung ương
Return to top