ClockThứ Tư, 27/10/2021 10:06

"Khỏe rồi!"

TTH.VN - Thảo luận tại tổ về xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, đa số đại biểu ủng hộ chủ trương có một cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế.

Cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên Huế là mục tiêu phát triển chung của Quốc giaỦng hộ Thừa Thiên Huế thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù

Theo dõi cả một quá trình dài 10 năm nhắm đến mục tiêu Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành phố trực thuộc trung ương, từ khi có Kết luận 48 đến Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị; từ các cuộc họp của Chính phủ, các ban ngành trung ương; từ việc xây dựng và thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đến việc thảo luận tại kỳ họp Quốc hội lần này…, chúng ta thấy tinh thần chủ đạo là ủng hộ để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Với đặc thù của Thừa Thiên Huế, có những tiêu chí theo quy định chung rất khó đạt được, nên theo ông Vương Đình Huệ, người đứng đầu Quốc hội thì: “Bộ Chính trị đã có quyết sách mới, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương với cốt lõi là Cố đô Huế. Các tiêu chí của thành phố di sản trực thuộc Trung ương cũng sẽ khác và cần có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ Thừa Thiên Huế đạt được mục tiêu này”.

Đến thời điểm này, với một tinh thần như nói trên, một Nghị quyết của Quốc hội về một cơ chế, chính sách đặc thù cho Thừa Thiên Huế, chúng ta hy vọng, chỉ còn là vấn đề thời gian. Bởi Quốc hội mong muốn, nếu việc thí điểm này thành công thì sẽ tổng kết, đánh giá để trở thành một cơ chế, chính sách chung cho cả nước.

Với những cơ chế, chính sách đặc thù như dự thảo nghị quyết đã nêu thì Thừa Thiên Huế sẽ có thêm một nguồn lực rất lớn cho phát triển. Vấn đề còn lại là chúng ta phải quyết tâm, sáng tạo… để sử dụng hiệu quả nguồn lực ấy.

Quỹ bảo tồn di sản thì đã rõ rồi, nguồn thu từ vé tham quan. Nguồn thu này chỉ được sử dụng để bảo tồn di sản văn hóa Huế. Trong điều kiện bình thường (không bị ảnh hưởng dịch bệnh) nguồn thu này mỗi năm cũng được vài trăm tỷ đồng. Cho thí điểm 5 năm, chúng ta đã có ít nhất hơn 1.000 tỷ đồng để sử dụng vào việc này.

Số tiền thu được từ việc bán tài sản sở hữu nhà nước gắn liền với đất, mở trần cho vay nợ, Thừa Thiên Huế sẽ có trong tay một nguồn tiền rất lớn.

Vốn đầu tư công thường là đầu tư cho hạ tầng. Một con đường, một chiếc cầu được làm sẽ mở ra những cơ hội rất lớn cho việc phát triển một vùng đất. Một cơ hội khác là việc thúc đẩy tiêu dùng ở địa phương, từ việc bán cát sạn, sắc thép, xi măng... đến bữa ăn hàng ngày cho công nhân; từ việc tạo ra và thúc đẩy cho nhiều doanh nghiệp thi công và cung ứng ở địa phương lớn mạnh... Tất cả những điều này, không phải chỉ có chính quyền mà cả doanh nghiệp và người dân cùng nỗ lực để nắm lấy. Nếu doanh nghiệp và người dân không có nội lực để nắm thì sức lan tỏa của nền kinh tế có thể bị hạn chế.

Nói “khỏe rồi” là vậy! Có nhiều tiền đã thấy khỏe. Đồng tiền này được sử dụng để nhân đôi, nhân ba lại càng khỏe hơn. Khỏe cho phát triển lâu dài.

Chúng ta sử dụng những đồng vốn có được một cách hiệu quả sẽ tạo nên được một hiệu ứng  đô-mi-nô cho phát triển kinh tế xã hội. Nếu trước đây với đồng vốn ít ỏi mỗi năm chúng ta chỉ phát triển một nhưng nay đồng vốn có được gấp đôi, gấp ba thì chúng ta hình dung nó có thể phát triển theo “cấp số nhân”. Cái chúng ta có được khi đó, không còn chỉ “đóng khung” trong những thước đo giá trị kinh tế, xã hội mà còn là uy tín, vị thế. Nó cũng giống như cũng là di sản ấy, nhưng khi được UNESCO công nhận di sản thế giới thì vị thế đã khác rồi. Khi ấy, chúng ta lại càng “khỏe nữa”. Chúng ta “xin” một cơ chế, chính sách đặc thù trước hết là cho chính sự phát triển của chúng ta. Nhưng đồng thời, như khi thảo luận Nghị quyết 54, Bộ Chính trị cũng xác định: “Giữ Huế là giữ cho cả nước, chứ không riêng gì cho Huế”.

                                                                   Nguyên Lê

         

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Return to top