ClockThứ Sáu, 20/04/2018 08:15

Kiện toàn Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (Hội đồng).

Cơ cấu lại đội ngũ, kiện toàn tổ chức bộ máyTiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, giảm đầu mốiKiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luậtKiện toàn UBQG phòng chống AIDS, ma túy, mại dâmKiện toàn BCĐ về đầu tư theo hình thức đối tác công tưKiện toàn BCĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Theo đó, Hội đồng là tổ chức tham mưu và tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nhiệm vụ của Hội đồng là tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035...

Đồng thời, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các báo cáo tư vấn, kiến nghị về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; kết quả thực hiện đổi mới sáng tạo và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4...

Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Hội đồng.

Các Phó Chủ tịch gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Phó Chủ tịch thường trực); Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các Ủy viên Hội đồng là Lãnh đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng Chính phủ; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban Dân tộc; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số chuyên gia do Chủ tịch Hội đồng quyết định mời; Tổng Thư ký Hội đồng.

Hội đồng có 5 Ủy ban chuyên môn

Hội đồng có các Ủy ban chuyên môn sau: 1- Ủy ban về phát triển bền vững, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch; 2- Ủy ban về xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch; 3- Ủy ban về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch; 4- Ủy ban về khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch; 5- Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top