ClockThứ Sáu, 27/05/2016 09:41

Một số hoạt động của Thủ tướng tại Nhật Bản

TTH.VN - Chiều 26/5, nhân chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp gỡ với Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lãnh đạo tỉnh Aichi cùng một số doanh nghiệp Nhật Bản.

Thủ tướng bắt đầu thăm Nhật Bản, dự Hội nghị G7 mở rộngThời cơ hợp tác, đầu tư, kinh doanh Việt-Nhật thuận lợi nhấtThủ tướng hội kiến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thống Sri Lanka

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

Trong buổi tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Angel Gurria, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi trọng hợp tác với OECD cả trong khuôn khổ song phương và khu vực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thủ tướng đề nghị OECD tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực thiết thực nhằm thúc đẩy cải cách kinh tế, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế như nâng cao hiệu quả sử dụng ODA; hoàn thiện chính sách và môi trường đầu tư; tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…

Tổng Thư ký OECD đánh giá cao nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, coi đây là hình mẫu cho các nước đang phát triển, cam kết giúp đỡ Việt Nam trong những lĩnh vực như đào tạo nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò nước chủ nhà APEC 2017. Tổng Thư ký Angel Gurria cũng cho biết sẽ sớm thăm Việt Nam.

Thủ tướng tiếp bà Christine Largarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tại cuộc tiếp bà Christine Largarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hai bên vui mừng nhận thấy mối quan hệ hiệu quả, thực chất giữa IMF và Việt Nam đang ngày càng phát triển, đặc biệt là sau chuyến thăm của bà Tổng Giám đốc tới Việt Nam tháng 3/2016 vừa qua; nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Thủ tướng hoan nghênh việc IMF đánh giá tích cực sự phát triển của Việt Nam trong thời gian qua cũng như triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và tư vấn chính sách của IMF trong ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế. Thay mặt IMF, bà Christine Largarde đánh giá cao các nỗ lực cải cách mà Việt Nam đã tiến hành trong thời gian qua, cho rằng Việt Nam đã thành công trong việc áp dụng hiệu quả mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai bên nhất trí thúc đẩy việc phát triển theo mô hình kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững và sử dụng năng lượng tái tạo.

Cũng trong chiều 26/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Hideaki Omura, Thống đốc tỉnh Aichi, Nhật Bản; ông Hiroyuki Ishige, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), ông Shinichiro Ito, Chủ tịch Tập đoàn Hãng hàng không ANA Holding Inc. (Nhật Bản).

Tại các cuộc tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng tới thăm Nhật Bản và tỉnh Aichi, nhấn mạnh thời gian qua quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, thực chất trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt có những bước phát triển vượt bậc trong hợp tác kinh tế, nông nghiệp, du lịch, giao lưu nhân dân, địa phương…

Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện các chính sách pháp luật để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định, thông thoáng và minh bạch hơn nữa cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Return to top